Chính quyền quân sự tại Ai Cập đề nghị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc chuyển giao quyển lực ngay lập tức, trong nỗ lực giảm làn sóng bạo lực vừa khiến 30 người thiệt mạng.

 
Đại nguyên soái Tantawi. Ảnh: Bild
Đại nguyên soái Tantawi. Ảnh: Bild

AFP dẫn lời đại nguyên soái Hussein Tantawi, người lãnh đạo thực sự tại Ai Cập sau khi tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng 2, cho hay Hội đồng Tối cao Các lực lượng Vũ trang (SCAF) không có tham vọng nắm giữ quyền lực đến cùng và hoàn toàn sẵn sàng chuyển giao nếu người dân mong muốn.

Tantawi cũng thông báo trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng ông chấp thuận các lá đơn xin từ chức của Thủ tướng Essam Sharaf và các thành viên nội các Ai Cập, nhưng yêu cầu họ tiếp tục làm việc cho tới khi một chính phủ mới được thành lập, nhằm tiến hành việc chuyển giao cùng với Hội đồng Tối cao.

Căng thẳng bùng phát tại Ai Cập ở thời điểm ngay trước cuộc bầu cử quốc hội quan trọng đầu tiên thời hậu Mubarak, nhưng đại nguyên soái Tantawi cho hay cuộc bầu cử quốc hội vẫn diễn ra theo kế hoạch vào ngày 28/11, bất chấp tình trạng bất ổn hiện nay ở quốc gia Bắc Phi. Ông Tantawi còn nhấn mạnh cuộc bầu cử tổng thống Ai Cập sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6/2012.

Tuy nhiên, những tuyên bố của đại nguyên soái Tantawi không khiến những người biểu tình Ai Cập thỏa mãn. Họ tiếp tục phong trào phản đối chính quyền quân sự ngay sau khi tin tức về đề nghị chuyển giao quyền lực của Tantawi được truyền tới quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, biểu tượng của cuộc nổi dậy ở nước này.

"Nhân dân Ai Cập muốn đại nguyên soái rút lui", những người biểu tình hô vang trong khi các cuộc đụng độ diễn ra tại trụ sở Bộ Nội vụ gần quảng trường Tahrir. "Chúng tôi chẳng tin được điều gì ông ta nói. Quả bóng nằm trong chân tòa án của Hội đồng Tối cao suốt nhiều tháng qua, và họ chẳng làm gì cả", một người biểu tình có tên Ibtisam al-Hamalawy. "Tantawi là Mubarak, một bản sao chính cống. Ông ta là Mubarak trong bộ quân phục", Ahmed Mamduh, một kế toán viên, nói.

Một người biểu tình bị thương ở mặt đi trên quảng trường Tahrir, Cairo, hôm qua. Ảnh: AFP
Một người biểu tình bị thương ở mặt đi trên quảng trường Tahrir, Cairo, hôm qua. Ảnh: AFP

Cuộc biểu tình với mục tiêu đòi hỏi những thay đổi dân chủ ở Ai Cập tiếp tục diễn ra một cách đẫm máu khi có ít nhát 30 người thiệt mạng trong ba hoặc bốn ngày qua. Mohamed ElBaradei, người được cho là sẽ ứng cử tổng thống Ai Cập, cáo buộc các lực lượng an ninh nước này đang gây nên một cuộc thảm sát.

Các cuộc hỗn chiến vẫn xảy ra trong đêm qua, khi cảnh sát sử dụng gậy, hơi cay và đạn ghém để trấn áp những đoàn người biểu tình trên các con phố ở thủ đô Cairo. Người biểu tình đáp trả bằng gạch đá và bom xăng.

Biểu tình cũng diễn ra ở các thành phố khác như Alexandria, Suez, Qena, Port Said, Assiut, Aswan... Những người biểu tình cho hay họ không muốn nghe một điều gì khác hơn ngoài tuyên bố chấm dứt cầm quyền của SCAF, hội đồng mà họ cho rằng là sự tiếp nối của chế độ cũ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Ai Cập, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng. Mỹ bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước làn sóng bạo lực và kêu gọi việc tổ chức các cuộc bỏ phiếu dân chủ ở Ai Cập. Tổ chức Ân xá Quốc tế thì cho hay các báo cáo về nhân quyền dưới thời SCAF còn tệ hơn khi Mubarak còn nắm quyền. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon thì thúc giục chính quyền quân sự Ai Cập đảm bảo quyền tự do của công dân và lấy làm tiếc vì những thiệt hại nhân mạng trong các cuộc đụng độ.

Ai Cập chìm trong bất ổn kể từ đầu năm nay, khi những người trẻ tuổi ở nước này phát động phong trào biểu tình đòi lật đổ tổng thống Mubarak. Họ đạt được thành công khi ông Mubarak tuyên bố từ chức hồi tháng 2, nhưng Ai Cập vẫn chưa thể ổn định kể từ đó đến nay.

 

                                                                   Theo VnExpress

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục