Tại cuộc họp diễn ra ở Brussels ngày 1/12, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với các ngành năng lượng, tài chính, ngân hàng và thương mại của Syria nhằm trừng phạt chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad do cuộc trấn áp nhằm vào những người bất đồng chính kiến.

 

Các Ngoại trưởng EU đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị dầu khí cho Syria, cấm giao dịch trái phiếu của Chính phủ Syria và bán phần mềm có thể được dùng để giám sát thông tin trên Internet và điện thoại.
 
Các Ngoại trưởng EU cũng nhất trí hạn chế cung cấp các khoản cho vay ưu đãi (lãi suất thấp hơn và thời gian cho vay dài hơn so với trên thị trường) cho Syria. Ngoài các biện pháp trên, EU còn liệt thêm 12 cá nhân và 11 công ty của Syria vào danh sách đen bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
 
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov cho biết Mátxcơva thấy không có lý do gì để ngừng xuất khẩu vũ khí của nước này sang Syria.

Phát biểu với các phóng viên, ông Ivanov khẳng định: "Nga sẽ làm bất cứ điều gì không bị cấm theo các qui tắc, qui định và các thỏa thuận," đồng thời cho rằng các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Syria không hạn chế việc Mátxcơva cung cấp vũ khí cho Damas.
 
Cũng tại cuộc họp ở Brussels ngày 1/12, các Ngoại trưởng EU đã nhất trí áp đặt các biện trừng phạt đối với hơn 180 công ty và công dân Iran do không thực hiện những yêu cầu của quốc tế nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
 
Theo các nhà ngoại giao, ngoại trưởng các nước EU cũng đã nhất trí tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể nhằm vào ngành tài chính, vận tải và năng lượng có vai trò sống còn của Iran.
 
Cùng với một số nước châu Âu khác, ngày 1/12, Italia đã triệu Đại sứ Iran đến Bộ Ngoại giao nước này để "lên án mạnh mẽ" vụ tấn công vào Đại sứ quán Anh ở Tehran, đồng thời cảnh báo Roma có thể thực thi các bước đi tiếp theo. Italy cũng đã yêu cầu Iran đảm bảo an ninh cho các nhà ngoại giao.
 
EU đã phong tỏa tài sản của hàng trăm công ty của Iran và tháng 7/2010, EU đã thông qua các biện pháp nhằm cản trở các dự án đầu tư mới cũng như hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là sản xuất và tinh chế khí đốt./.

 

                                                                 Theo TTXVN

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục