Cờ của Libya và Syria ở quảng trường Tahrir, Cairo, Ai Cập.

Cờ của Libya và Syria ở quảng trường Tahrir, Cairo, Ai Cập.

Phe nổi dậy Syria hôm qua đã hội đàm bí mật với chính quyền mới của Libya nhằm đề nghị Tripoli cung cấp tiền và vũ khí cho cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.

 

Tại cuộc họp được tổ chức ở Istanbul với sự tham gia của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, phe nổi dậy Syria đề nghị Libya giúp đỡ, cung cấp vũ khí và cả tình nguyện viên.

"Hai bên đang bàn bạc kế hoạch để Libya chuyển vũ khí và thậm chí cả binh sĩ tới Syria" - một nguồn tin giấu tên ở Libya nói. "Sẽ có can thiệp quân sự trong vài tuần tới".

Theo điều tra của Telegraph, các cuộc bàn thảo sơ bộ để Libya cung cấp vũ khí cho Syria diễn ra khi các thành viên Hội đồng dân tộc Syria SNC - phong trào đối lập lớn nhất - thăm Libya hồi đầu tháng.

"Libya đề nghị cung cấp tiền, vũ khí và huấn luyện binh sĩ cho SNC" - Wisam Taris, một nhà hoạt động nhân quyền có liên hệ với SNC nói.

Thông tin trên được tiết lộ sau khi quân nổi dậy đột kích một căn cứ không quân ngoại ô thành phố Homs, làm chết 6 phi công - theo tuyên bố của quân đội Syria. Các cuộc tấn công của phe nổi dậy đã trở thành chuyện thường ngày ở Syria kể từ khi cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Ít nhất đã có 3.500 người thiệt mạng, phần lớn là do chính phủ đàn áp.

Chính quyền Syria vẫn tiếp tục thách thức Liên đoàn Arab, phớt lờ thời hạn chót ngày hôm qua nhằm chấp nhận việc triển khai 500 nhà quan sát nhân quyền.

Tháng trước, chính phủ lâm thời Libya là nước đầu tiên trên thế giới công nhận phong trào đối lập Syria là "đại diện hợp pháp của đất nước".

Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho biết lô hàng vũ khí lớn vẫn chưa được gửi đi, chủ yếu vì khó khăn về hậu cần. Tuy nhiên, đề xuất về một "vùng đệm" bên trong Syria do Liên đoàn Arab giám sát, hay một khu vực khẩn cấp do phiến quân kiểm soát, có thể giải quyết được vấn đề này.

"Lời đề nghị của Libya là nghiêm túc" - ông Wisam Taris nói. Thổ Nhĩ Kỳ, nước lên án chính quyền Tổng thống Assad đã cho tị nạn khoảng 7.000 nhà hoạt động đối lập Syria, trong đó có cả thủ lĩnh Quân đội Syria Tự do tại "an toàn khu" dọc biên giới hai nước.

Nhiều nguồn tin ở Misrata nói rằng một số vũ khí có thể đã được chuyển tới Syria. Bằng chứng là một số kẻ buôn lậu đã bị bắt khi đang bán vũ khí nhỏ cho những người buôn Syria ở Misrata.

Sau cuộc xung đột, Libya tràn ngập vũ khí, hầu hết được lấy từ kho vũ khí khổng lồ của đại tá Gaddafi, trong đó có súng trường tấn công Kalashinov, tên lửa hiện đại và thậm chí cả xe tăng.

Người dân Libya cảm thấy có sự liên kết chặt chẽ với công cuộc nổi dậy của người Syria - Hameda al-Mageri thuộc Hội đồng quân sự Tripoli nói. "Tổng thống Bashar gửi cho Gaddafi vũ khí khi ông ta chống lại chúng tôi. Giờ có hàng trăm người muốn đến Syria chiến đấu hoặc giúp đỡ theo nhiều cách có thể".

Tuy nhiên, giới chức Libya phủ nhận thông tin trên: "Đây là thông tin đường phố" - Ramadan Zarmoh, chỉ huy Hội đồng quân sự Misrata nói. "Chính thức chưa có kế hoạch nào như vậy. Tôi sẽ không gửi bất cứ binh sĩ nào ra ngoài đất nước".

 

                                                                           Theo LaoDong

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục