Thủ tướng Erdogan (trái) đe dọa Tổng thống al-Assad - Ảnh: AFP/Reuters

Thủ tướng Erdogan (trái) đe dọa Tổng thống al-Assad - Ảnh: AFP/Reuters

Cuộc khủng hoảng ở Syria đang tiến dần đến “điểm vỡ” với nhiều động thái liên tiếp từ các bên, đặc biệt là nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.

Reuters hôm qua dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố thẳng Tổng thống Syria Bashar al-Assad “hãy từ chức nếu không sẽ tự chuốc lấy cái chết”. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cũng nói nước ông sẽ không mãi dửng dưng với cuộc khủng hoảng và sẽ ủng hộ những đòi hỏi của người dân Syria. Ông Gul khẳng định chế độ của Tổng thống al-Assad đã đến “đường cùng” và Syria phải chuẩn bị cho tình huống “tồi tệ nhất”.

Thời gian qua, Tổng thống al-Assad liên tục phớt lờ những lời kêu gọi của Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng quốc tế chấm dứt chiến dịch trấn áp những người biểu tình chống chính phủ. Theo số liệu của LHQ, khoảng 3.500 người đã thiệt mạng kể từ khi bất ổn nổ ra và nhiều nước như Anh, Nga đã cảnh báo về nguy cơ nội chiến.

Cả 2 nhà lãnh đạo cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định những lời chỉ trích của họ không có ý kêu gọi một hành động can thiệp quân sự vào Syria. Tuy nhiên, đài CNN Turk đưa tin binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở miền nam đang trong tình trạng sẵn sàng. Báo chí Thổ cuối tuần qua cũng loan tin Ankara có thể thiết lập một vùng cấm bay trong lãnh thổ Syria để “bảo vệ người dân với ý nghĩa thuần túy nhân đạo”. Theo các chuyên gia, những biến động vừa qua góp phần giúp vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng được nâng cao trong khu vực và có thể đã đến lúc nước này ra mặt nhiều hơn. 

Trong khi đó, báo Al-Rai của Kuwait dẫn các nguồn tin chưa được xác nhận từ Mỹ cho hay một kế hoạch đóng cửa không phận Syria đã được hoàn tất. Giới quan sát đánh giá nếu tin này là thật, kế hoạch sẽ do máy bay của các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện với sự hậu thuẫn của Mỹ. NATO sau chiến dịch ở Libya đã tuyên bố sẽ không can thiệp vào Syria trong khi Liên đoàn Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua liên tục gây sức ép lên ông al-Assad.

Tuy nhiên, mọi hành động can thiệp từ bên ngoài vào Syria có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường do Nga đã tỏ rõ thái độ phản đối. Trang tin tình báo DEBKAfile dẫn các nguồn tin quân sự cho biết Nga tuần qua đã điều tàu chiến đến ngoài khơi Syria.

 

                                                        Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục