Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 22-11 lên truyền hình nước này thúc giục Tổng thống Syria Bashar Assad từ chức.

Người biểu tình chống Tổng thống Assad giơ biểu ngữ “Nói với kẻ sát nhân rằng hắn sẽ có số phận giống những người hắn giết” Ảnh: Reuters
Người biểu tình chống Tổng thống Assad giơ biểu ngữ “Nói với kẻ sát nhân rằng hắn sẽ có số phận giống những người hắn giết”. Ảnh: Reuters.

Dùng những từ mạnh mẽ chưa từng có khi ông phát biểu trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Erdogan nhắc nhở ông Assad nghĩ về kết thúc bi thảm của Đại tá Moammar Gadhafi và những nhà lãnh đạo độc tài khác, trong đó có Adolf Hitler.

Ông Erdogan nói: “Vì lợi ích của nhân dân nước mình và của cả khu vực, ông (Tổng thống Assad) hãy từ chức. Nếu ông muốn thấy những người đấu tranh đến giọt máu cuối cùng chống lại nhân dân mình, hãy nhìn gương các nhà lãnh đạo như Hitler ở Đức, Musolini ở Ý, Nicolae Ceausescu ở Romania.

Và nếu ông không rút được bài học nào từ những nhà lãnh đạo nói trên thì hãy nhìn vào nhà lãnh đạo Libya vừa bị giết cách đây có 32 ngày thôi”.

Tình hình Syria hôm 22-11 trở nên căng thẳng hơn sau khi có tin các lực lượng an ninh Syria làm chết 4 trẻ em tuổi từ 10 đến 15 do loạt đạn vu vơ từ một trạm kiểm soát quân sự ở thị trấn Houla thuộc tỉnh Homs.

Phe đối lập nói rằng, quân đội Syria được sự hộ tống của xe tăng và xe bọc thép đã tấn công khu vực Houla và bao vây quận Bayada thuộc tỉnh Homs - nơi có phong trào chống đối mạnh nhất đối với chế độ của Tổng thống Assad.

Syria đang hạn chế báo chí trong nước và cấm hầu hết phóng viên nước ngoài vào Syria đưa tin nên việc khẳng định các thông tin về sự đàn áp của chính quyền rất khó khăn.

Thổ Nhĩ Kỳ là láng giềng của Syria, từng có mối quan hệ đối tác thân thiết về chính trị và kinh tế. Nhưng thời gian gần đây, Thủ tướng Erdogan ngày càng chỉ trích mạnh mẽ chế độ của Tổng thống Assad. Ông Erdogan tuần trước nói rằng, thế giới phải nghe những tiếng kêu khẩn cấp từ Syria và phải làm điều gì đó để chấm dứt đổ máu.

Thổ Nhĩ Kỳ cho phép người Syria sang sống tại các trại tị nạn gần biên giới, cũng như đón nhận quân nhân Syria đào ngũ sang Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng nước này làm nơi để các lực lượng đối lập Syria gặp gỡ, tập hợp lực lượng và họp bàn biện pháp chống chế độ của Tổng thống Assad.

 

                                                                   Theo AP

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục