Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã cảnh báo các tên lửa có thể được triển khai ở biên giới châu Âu nếu Mỹ theo đuổi kế hoạch phòng thủ tên lửa của nước này.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
 
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Medvedev nói Nga có thể triển khai “các hệ thống vũ khí hiện đại” tại Kaliningrad nếu Nga, Mỹ và NATO không đi tới một thoả thuận.

Nhà lãnh đạo Nga nói thêm rằng Mátxcơva có thể rút khỏi thoả thuận vũ khí Start mới đã ký kết với Mỹ.

Phản ứng về tuyên bố trên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói ông “rất thất vọng” về bình luận của Tổng thống Nga.

Washington muốn hoàn thành một hệ thống lá chắn tên lửa vào năm 2020 nhưng Mátxcơva coi ý tưởng này là một mối đe dọa đối với các sức mạnh hạt nhân của mình. Mỹ thì khẳng định lá chắn nhằm bảo vệ khỏi mối đe doạ tên lửa tiềm tàng từ các quốc gia như Iran.

Washington ban đầu định triển khai các phần chính của hệ thống lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Cộng hoà Czech dưới các kế hoạch thời Tổng thống Bush.

Nhưng Nga phản đối mạnh mẽ kế hoạch trên và khi Tổng thống Obama nhậm chức, ông đã giảm bớt các tham vọng này. Tuy nhiên, Mátxcơva chưa hài lòng rằng các kế hoạch được sửa đổi sẽ không gây ra mối đe doạ đối với các lợi ích của Nga.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Rasmussen viết: “Ý tưởng cho rằng việc triển khai các tên lửa tại khu vực nằm gần liên minh là một biện pháp đáp trả thích hợp thật rất thất vọng.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO chỉ nhằm bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ bên ngoài châu Âu chứ không nhằm sự cân bằng”.

Động thái mang tính “tượng trưng”

Cảnh báo của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra sau khi Mỹ ngày 22/11 tuyên bố nước này sẽ ngừng chia sẻ với Nga thông tin về các lực lượng quân sự phi hạt nhân tại châu Âu.

Thông tin vốn được cung cấp cho Mátxcơva theo hiệp ước Các lực lượng thông thường tại châu Âu (CFE).

Nga đã ngừng tham gia hiệp ước năm 2007, nhưng Washington vẫn tiếp tục cung cấp dữ liệu trong khi các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa diễn ra.

Các nhà phân tích cho rằng động thái của Mỹ cơ bản chỉ mang tính tượng trưng, mặc dù Bộ ngoại giao Mỹ cho hay bước đi này là nhằm đưa Nga trở lại bàn đàm phán.

Tổng thống Mỹ Obama và người đồng cấp Nga Medvedev đã ký hiệp ước Start mới - nhằm giảm kho hạt nhân của hai nước - hồi tháng 4/2010. Hiệp ước cũng được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hồi tháng 12 cùng năm.

Hiệp ước được ông Obama miêu tả là thoả thuận quan trọng nhất trong gần 2 thập niên, do đó nếu Nga rút khỏi thoả thuận này thì nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào quan hệ giữa 2 nước.

 

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục