Cuộc bỏ phiếu về dự thảo hiến pháp mới do Tổng thống Syria Bashar al-Assad đề xuất được tổ chức giữa lúc chia rẽ và bạo lực vẫn tiếp diễn.

 

Ngày 26.2, Syria tổ chức trưng cầu dân ý tại 14.000 điểm bỏ phiếu trên cả nước về việc đồng ý hay phản đối kế hoạch sửa đổi hiến pháp do ông al-Assad đưa ra, theo AP. Lá phiếu bao gồm một câu hỏi duy nhất: “Bạn có đồng ý với dự thảo hiến pháp mới hay không?”. Cử tri chọn ô màu xanh để đồng ý, ngược lại thì điền vào ô màu đen.

AP dẫn dự thảo mới gồm 2 nội dung chính. Thứ nhất, chấm dứt chế độ một đảng lãnh đạo đã tồn tại từ năm 1963 đến nay. Theo đó, đảng Baath của Tổng thống al-Assad không còn độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội” như trong hiến pháp hiện hành và Syria sẽ có hệ thống dân chủ đa đảng dựa trên luật pháp Hồi giáo. Thay đổi thứ hai là không ai được giữ chức tổng thống quá 2 nhiệm kỳ với 7 năm/nhiệm kỳ.


Cảnh khói lửa ở một vùng gần thủ đô Damascus - Ảnh: AFP

Trong khi một bộ phận dân chúng, hầu hết là giới kinh doanh tại thủ đô Damascus, ủng hộ động thái của chính phủ thì nhiều người khác lại cương quyết tẩy chay cuộc trưng cầu. Phe ủng hộ cho rằng hiến pháp mới là một bước ngoặt trong lịch sử Syria khi mở ra thời kỳ dân chủ mới. Ngược lại, những người phản đối khẳng định sự kiện này chẳng có ý nghĩa gì vì hiến pháp mới vẫn cho phép Tổng thống al-Assad tại vị thêm 14 năm trong khi họ muốn ông ra đi ngay lập tức.

Không chỉ dân chúng Syria, cộng đồng quốc tế cũng chia rẽ rõ rệt về cuộc bỏ phiếu. AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Địch Tuyển lên tiếng ủng hộ: “Chúng tôi hy vọng cuộc trưng cầu dân ý và lần bầu cử sắp tới diễn ra êm thắm”. Nga cũng có quan điểm tương tự. Ngược lại, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố: “Đây thực sự là một trò cười và phỉ báng cuộc cách mạng của người dân Syria”. Trước đó, yêu cầu Tổng thống al-Assad từ chức ngay lập tức cũng được nhóm Những người bạn của Syria, do một số nước phương Tây và Ả Rập thành lập, đưa ra sau cuộc họp tại Tunisia vào ngày 24.2. Đáp lại, chính quyền Damascus gọi nhóm này là “những kẻ thù của Syria” với cáo buộc gây chia rẽ và mất ổn định, theo Tân Hoa xã.

Khi kết quả trưng cầu dân ý cũng như số người tham gia bỏ phiếu chưa được xác định thì bất ổn tiếp tục bao trùm lên khắp Syria, kể cả khu vực lân cận Damascus. AFP dẫn nguồn từ một số tổ chức quốc tế cho biết các vụ xung đột khiến 26 người, gồm 16 dân thường, thiệt mạng vào ngày 26.2 và có đến 98 người chết vào hôm trước. Hội Chữ thập đỏ cho hay đội cứu trợ của tổ chức này vẫn chưa thể tiếp cận khu vực Baba Amro thuộc thành phố Homs, vốn đang bị pháo kích dữ dội. Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của Hội Chữ thập đỏ nói chưa đạt được kết quả cụ thể nào sau một ngày đàm phán với lực lượng chính phủ và phe nổi dậy.

 

                                                                Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục