Ngày 10-6, Thủ tướng Tây Ban Nha hoan nghênh quyết định của các bộ trưởng tài chính trong khu vực đồng euro về gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để cứu vãn các ngân hàng bị khủng hoảng vì bong bóng bất động sản nổ tung.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy: “Sự tín nhiệm của đồng euro đã
            chiến thắng”. Ảnh: BBC
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy: “Sự tín nhiệm của đồng euro đã chiến thắng”. Ảnh: BBC.

Thoả thuận cứu trợ đánh dấu một sự nhượng bộ lớn đối với Tây Ban Nha, vì chính phủ nước này trước đây kiên quyết từ chối nhận trợ giúp từ bên ngoài.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói gói cứu trợ sẽ thúc đẩy “dòng chảy tín dụng tới các gia đình, tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tới những người tự tạo việc làm”.

Khoản cho vay với mức lãi suất ưu đãi nhằm trợ giúp các ngân hàng yếu nhất của Tây Ban Nha đang gánh khoản nợ xấu hàng tỷ euro - kết quả của bong bóng bất động sản vỡ gần đây, kéo theo suy thoái.

Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos không gọi đây là thoả thuận cứu trợ. Số tiền sẽ được rót thẳng vào 30% số ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản năm 2008.

Thoả thuận trợ giúp không đi kèm các điều kiện chung đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, và nước này cũng sẽ không thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng, ông Guindos nhấn mạnh.

“Các điều kiện chỉ được áp dụng với ngân hàng,” ông Guindos nói, nhưng cũng thừa nhận khoản vay sẽ làm tăng nợ công của nước mình. Các bộ trưởng của khu vực đồng euro (eurozone) nói họ tin Tây Ban Nha sẽ thực hiện cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách và tái cấu trúc nền kinh tế.

Lượng tiền chính xác mà Tây Ban Nha nhận được sẽ được quyết định sau quá trình kiểm toán hệ thống ngân hàng hoàn thành vào ngày 21-6.

Khoản tiền sẽ được lấy từ hai quỹ: Quỹ bình ổn tài chính khu vực châu Âu (EFSF) và Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) - bắt đầu hoạt động từ tháng sau.

Các nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi hiệu quả cao hơn đối với đồng vốn cho Tây Ban Nha vay, nên khoản tiền mà quốc gia này phải vay từ thị trường để cứu ngành ngân hàng cũng trở nên đắt đỏ.

Cháy túi. Tranh: Janssen(Hà Lan)
Cháy túi. Tranh: Janssen(Hà Lan).

Nhiều nước ủng hộ

Tây Ban Nha là nước thứ tư trong eurozone phải nhận trợ giúp tài chính, từ khi cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu hai năm trước. Đây là nước lớn nhất trong các thành viên eurozone phải tìm kiếm cứu trợ quốc tế. Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoan nghênh động thái này.

Kế hoạch cứu trợ được Ngoại trưởng Anh William Hague hoan nghênh. “Chúng tôi vẫn đề nghị eurozone tiến hành các biện pháp quyết định để tự ổn định khi Ngân hàng Trung ương châu Âu hỗ trợ hệ thống ngân hàng và các nước trong khu vực chuẩn bị để phối hợp với nhau tốt hơn và kết hợp về mặt tài khoá gần hơn bằng trái phiếu euro”, ông Hague nói.

Hôm qua, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde nói rằng kế hoạch cho Tây Ban Nha nên có “sự bảo đảm rằng nhu cầu tài chính của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha sẽ được đáp ứng đầy đủ”.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói gói cứu trợ là “điều quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế Tây Ban Nha và là các bước cụ thể nhằm tiến tới một liên minh tài chính - điều cốt lõi đối với eurozone”.

 

                                                              Theo Báo Tienphong

 

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục