Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và người đồng cấp Indonesia đã có cuộc họp song phương vào ngày hôm qua 25/7 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và người đồng cấp Indonesia đã có cuộc họp song phương vào ngày hôm qua 25/7 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa hiện đang thăm Việt Nam lần thứ hai trong vòng một tuần qua để thảo luận về hợp tác song phương và vấn đề Biển Đông.

 

Trong chuyến thăm hai ngày 25/7-26/7, ông Natalegawa có các cuộc gặp với lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

 

Chiều 25/7, ông Natalegawa đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và  dự kiến sáng nay 26/7 ông sẽ hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

 

Hôm qua 25/7, ông đã gặp người đồng nhiệm Phạm Bình Minh ở Hà Nội. Hai ngoại trưởng cũng đã đồng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam - Indonesia và ký kết biên bản kỳ họp.

 

Thông báo với báo chí ngay sau kết thúc kỳ họp, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ tin tưởng những thoả thuận đạt được tại kỳ họp sẽ được tích cực triển khai trong thời gian tới, góp phần đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Indonesia phát triển thực chất lên một tầm cao mới, theo hướng đối tác chiến lược, đáp ứng  kỳ vọng của Chính phủ và nhân dân hai nước.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết hai bên đã “nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước thông qua trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao cũng như giao lưu nhân dân; củng cố hợp tác quốc phòng – an ninh trên cơ sở tiếp tục thực hiện Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng ký năm 2010, đồng thời thúc đẩy thảo luận, sớm đi đến ký kết Thỏa thuận về quy chế tuần tra chung trên vùng biển tiếp giáp và lập kênh thông tin liên lạc giữa hải quân hai nước”

 

“Chúng tôi đã thảo luận về hợp tác trong khối Asean và tầm quan trọng của vai trò Asean trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề ở Biển Đông.”

 

“Chúng tôi cũng thảo luận tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải tại Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982, thực thi Tuyên bố chung DOC và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC."

 

Về phần mình, Bộ trưởng Natalegawa, tuyên bố: “Dù nói tới vấn đề gì, kể cả vấn đề Biển Đông, tôi đoán chắc là tôi có thể tiếp tục trông chờ vào Việt Nam như một đối tác vững chắc.”

 

Mới cách đây một tuần, ông Natalegawa đã tới Hà Nội trong chuyến công du các nước ASEAN nhằm hàn gắn bất đồng nảy sinh trên bàn hội nghị ngoại trưởng ở Phnom Penh, Campuchia, xung quanh vấn đề Biển Đông.

 

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm hoạt động của khối, ASEAN không đưa ra được thông cáo chung cuối hội nghị vì không thống nhất được văn bản mà nước chủ nhà Campuchia cho rằng một số nước muốn đưa quan điểm riêng của mình vào.

 

Sau nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Natalegawa, cuối cùng các nước ASEAN đưa ra vào hôm 20/7 một bản nguyên tắc gồm sáu điểm về Biển Đông.

 

Giới quan sát cảnh báo trong bối cảnh Asean bất đồng, vấn đề Biển Đông sẽ càng khó giải quyết và thậm chí có cảnh báo sẽ xảy ra xung đột vũ trang. Trong khi đó, có tin  Trung Quốc đang chuẩn bị một cuộc diễn tập bắn đạn thật ở gần quần đảo Trường Sa.

 

Vào ngày 24/7, chính phủ Trung Quốc tổ chức lễ ra mắt thành phố Tam Sa tại Biển Đông, bất chấp phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế.

 

                                                                          Theo Báo Datri

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục