Ngày 23-8, hai vụ nổ bom liên tiếp xảy ra bên ngoài các nhà thờ của thành phố cảng Tripoli ở miền bắc Lebanon làm ít nhất 42 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công khủng bố này.

 

Các vụ nổ này xảy ra tại thành phố Tripoli bên bờ Địa Trung Hải, cách thủ đô Beirut khoảng 70km và là vụ tấn công có số thương vong cao nhất kể từ cuộc nội chiến Lebanon năm 1975-1990.

Vài giờ sau các vụ nổ bom, hãng tin AFP dẫn lời một nguồn tin an ninh cho biết: “Số người chết đã lên tới 42 người”. Trước đó, Hội Chữ thập đỏ Lebanon nói rằng ngoài những người thiệt mạng, đã có ít nhất 500 người bị thương.

Quả bom đầu tiên phát nổ ở trung tâm thành phố, tại nhà thờ Al-Salam khi những tín đồ Hồi giáo vẫn còn đang ở bên trong nhà thờ. Kênh truyền hình địa phương đã chiếu các hình ảnh thu được từ một chiếc camera an ninh cho thấy các nạn nhân đang ngồi nghe giảng đạo thì quả bom phát nổ. Vụ nổ này đã làm ít nhất 14 người thiệt mạng. Chỉ vài phút sau đó, quả bom thứ hai đã nổ tung bên ngoài nhà thờ Al-Taqwa, cách địa điểm xảy ra vụ nổ thứ nhất khoảng hai kilomet. Bộ Nội vụ Lebanon cho biết vụ nổ này do một chiếc xe hơi chứa một tạ thuốc nổ gây ra.

Các quan chức Lebanon đã lên tiếng kêu gọi người dân giữ bình tĩnh trong lúc căng thẳng đang gia tăng ở Tripoli. Tổng thống Lebanon Michel Suleiman đã ra thông cáo tuyên bố “vụ thảm sát” này là một “chương mới trong một kế hoạch khủng bố nhắm vào đất nước” và kêu gọi “sự đoàn kết dân tộc để ngăn chặn không để những kẻ thù của Lebanon đạt được những mục tiêu của chúng”. Còn Thủ tướng lâm thời Miqati cũng đã tuyên bố ngày 24-8 là ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ tấn công ngày 23-8.

Cộng đồng quốc tế cũng đã lên tiếng kịch liệt chỉ trích vụ đánh bom dã man này. LHQ mạnh mẽ lên án những vụ tấn công bằng bom xe này và kêu gọi tất cả người dân Lebanon giữ gìn sự đoàn kết để đối mặt với tình trạng bạo lực sắc tộc. Về phần mình, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi người dân Lebanon “kiềm chế, giữ đoàn kết” và bày tỏ hy vọng rằng “những kẻ chịu trách nhiệm về những hành động bạo lực hèn hạ này sẽ được đưa ra trước pháp luật càng sớm càng tốt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng kêu gọi tất cả các bên ở Lebanon giữ bình tĩnh và kiềm chế. Bà phát biểu: “Chúng tôi nhắc lại cam kết vững chắc của mình về một nước Lebanon ổn định, độc lập và có chủ quyền và ủng hộ những nỗ lực của chính quyền Lebanon trong việc khôi phục sự ổn định và an ninh của đất nước”.

Pháp cũng cực lực lên án những vụ tấn công này và kêu gọi tất cả các bên ở Lebanon giữ gìn sự đoàn kết dân tộc. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã ra một thông áo lên án vụ tấn công và thúc giục nhà chức trách Lebanon nhanh chóng bắt giữ những thủ phạm của các vụ đánh bom và đưa chúng ra trước pháp luật.

Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zohbi đã lên tiếng chỉ trích và gọi vụ việc này là “một vụ tấn công khủng bố hèn hạ nhắm vào những người anh em của chúng ta ở Tripoli”.

Tình hình bạo lực ở Lebanon đang ngày một gia tăng khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại. Chỉ một tuần trước đây, một vụ nổ khác cũng đã xảy ra tại một khu vực do phong trào Hezbollha kiểm soát ở ngoại ô phía nam Beirut làm có 24 người thiệt mạng và 212 người khác bị thương.

 

                                                                   Theo Báo ND

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục