Ngày 8-5, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo “Đông Á - Thái Bình Dương: Việc làm, Doanh nghiệp và Phúc lợi” kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tại các nước này ban hành các quy định về lao động và chính sách an sinh xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người lao động, kể cả lao động trong khu vực phi chính thức với quy mô lớn.

 

Theo WB, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đã làm cho tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động tại hầu hết các nước Đông Á tăng mạnh và thuộc vào nhóm nước có tỷ lệ lao động cao nhất thế giới.

Trong 20 năm qua, năng suất lao động tại các nước khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tăng mạnh, chuyển đổi cơ cấu diễn ra nhanh chóng, với một số lượng lớn lao động chuyển sang làm việc tại các thành phố và sản lượng cao hơn trong các khu vực nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Các nước từng là nước nghèo trước đây một thế hệ nay đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu nhờ chi phí lao động thấp. Tại phần lớn các quốc gia trong khu vực, tỷ lệ lao động đang làm việc hoặc tìm việc làm bao gồm cả phụ nữ, cao hơn những nước khác có cùng mức thu nhập.

Ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nói: “Sự phát triển kinh tế chưa từng có tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tạo việc làm và đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo khó, và đây chính là chiến thắng của người lao động. Nhưng đã đến lúc củng cố tăng trưởng, bằng cách đưa ra những chính sách xã hội bảo vệ người dân nói chung thay vì chỉ phục vụ một ngành, một địa phương hay một nhóm nghề cụ thể nào đó. Nếu được xây dựng tốt, các chính sách đó sẽ bảo đảm một chế độ an sinh xã hội tốt và đến được với mọi người lao động bị thiệt thòi nhất trong xã hội”.

Báo cáo giải thích, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng đã giảm, và chi phí lao động tăng, các hạn chế về thị trường lao động và các chính sách an sinh xã hội trong vùng trở thành một vấn đề cấp bách. Các chính sách đã được xây dựng khá tốt tốt trên giấy nhưng thực thi lại kém trên thực tế đã đẩy ngày càng nhiều người lao động – nhất là phụ nữ và những người có tay nghề thấp như những công nhân vệ sinh hay những người phục vụ trong nhà hàng – vào tình cảnh phải làm những công việc không có trợ cấp, bảo hiểm, không có sự quản lý của Nhà nước và không bị đánh thuế, hoặc thậm chí không có việc làm.

Báo cáo cùng cho rằng, các chính sách hiện hành đã không giúp được đa số người lao động, thiên vị nam giới trong độ tuổi lao động tốt nhất và có việc làm được trả lương, trong khi đối xử không có lợi đối với phụ nữ, thanh niên và người lao động có tay nghề thấp. Kinh nghiệm thực chứng tại Indonesia, Việt Nam, và Thái lan cho thấy mỗi khi tăng lương tối thiểu thì cơ hội việc làm của phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng mạnh hơn.

Báo cáo khuyến nghị, nếu muốn đi đúng quỹ đạo thì các nước trong khu vực phải có tầm nhìn xa vượt ra khỏi vấn đề thị trường lao động và phải hướng đến các vấn đề nền tảng như ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư và sáng tạo, hỗ trợ khung chính sách giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển để tạo nhiều việc làm cho người lao động.

 

                                                                      Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục