Trụ sở Petrobras tại TP Ri-ô Ðê Gia-nê-rô, Bra-xin. Ảnh ROI-TƠ

Trụ sở Petrobras tại TP Ri-ô Ðê Gia-nê-rô, Bra-xin. Ảnh ROI-TƠ

Bra-xin vừa trải qua những tháng đầu năm không mấy suôn sẻ, khi liên tiếp đón nhận thông tin dự báo tăng trưởng kinh tế chững lại trong năm 2015. Tuy nhiên, giới lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới khẳng định, một cuộc khủng hoảng, nếu xảy ra, cũng không đủ sức khiến quốc gia Nam Mỹ này "tê liệt".

 

Ðược đánh giá là một trong các nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng của thế giới trong nhiều năm trở lại đây, Bra-xin đã đạt được những thành tích phát triển ấn tượng. Cách đây năm năm, nhờ các chính sách kinh tế tiến bộ, khuyến khích đầu tư nước ngoài, cải thiện đời sống nhân dân, nền kinh tế Bra-xin tăng trưởng nhanh gấp ba lần so nền kinh tế Mỹ, có thời điểm vượt quy mô kinh tế của Anh năm 2011. Hàng triệu người dân Bra-xin thoát cảnh nghèo khó, gia nhập tầng lớp trung lưu, bộ mặt kinh tế - xã hội của quốc gia Nam Mỹ thay đổi tích cực, đưa nước này trở thành một hình mẫu về thoát khủng hoảng kinh tế và xóa đói nghèo. Tuy nhiên, các biến động về chính trị, kinh tế toàn cầu kèm theo việc giá dầu thế giới lao dốc mạnh trong năm 2014 đã tạo ra không ít thách thức cho quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu dầu mỏ như Bra-xin. Theo số liệu của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch, năm 2014, kinh tế Bra-xin chỉ tăng trưởng 0,1% trong bối cảnh lạm phát tăng cao, vượt mức trần 6,5% mà Chính phủ nước này đề ra. Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế của Bra-xin từ mức 0,3%, xuống âm 1%. Ngân hàng trung ương Bra-xin cũng thông báo, đà tăng trưởng của nước này sẽ giảm 0,58%, mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Các số liệu được công bố bởi đã phần nào phản ánh thể trạng "ốm yếu" hiện tại của nền kinh tế lớn nhất Mỹ la-tinh. Giới phân tích đánh giá, hoạt động kinh tế tiếp tục yếu kém, tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô gia tăng, nguồn thu suy giảm và các khoản nợ chính phủ ngày một phình to đã tạo áp lực lớn về tài chính đối với Chính quyền Tổng thống Ð.Rút-xép. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thị trường hàng hóa thời gian gần đây khiến giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia Nam Mỹ, như dầu mỏ và đậu nành giảm, cộng với việc Chính phủ thi hành chính sách "thắt lưng, buộc bụng", cắt giảm ngân sách... cũng khiến nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng kinh tế của Bra-xin thêm chật vật. Tình trạng tham nhũng hiện nay cũng là bài toán "đau đầu" cho giới lập pháp nước này, khi vụ bê bối tham nhũng gây rúng động chính trường của Tập đoàn dầu khí quốc gia Bra-xin (Petrobras) đang được mở rộng điều tra. Bị đưa ra ánh sáng từ tháng 3-2014, vụ tham nhũng khiến nhiều nhân vật cấp cao trong giới chính trị Bra-xin sa vào vòng lao lý, với các cáo buộc rửa tiền và nhận hối lộ. Kết quả là người dân bất bình, uy tín của chính phủ đương nhiệm bị ảnh hưởng.

Ðầu năm 2015, Chính quyền Tổng thống Ð.Rút-xép đã đẩy mạnh thắt chặt chi tiêu công, cắt giảm các khoản chi phí đi lại, mua sắm và dịch vụ, song không ảnh hưởng ngân sách trả lương, trợ cấp y tế và hưu trí. Tiếp đó, tháng 3 vừa qua, Tổng thống Rút-xép trình QH một gói giải pháp nhằm tăng cường chống tham nhũng và đẩy nhanh xét xử các vụ án liên quan. Bà Rút-xép khẳng định, sẽ không khoan nhượng những kẻ dính líu tham nhũng, đồng thời nhấn mạnh cần tiến hành thường xuyên cuộc chiến này tại các cơ quan công quyền. Tổng thống Bra-xin cũng cho biết sẽ cấm các doanh nghiệp tài trợ cho các đảng phái trong các chiến dịch bầu cử, đồng thời thành lập một ủy ban gồm các luật sư và thẩm phán để nhanh chóng tìm giải pháp đối phó nạn tham nhũng, tăng cường minh bạch trong các cơ quan chính phủ.

Các chuyên gia nhận định, dù con đường phía trước để vực dậy nền kinh tế đang chao đảo còn không ít gian nan, song Bra-xin có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm tới nếu tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Ðiều này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho Chính phủ và người dân đất nước của "vũ điệu Xam-ba" ứng phó linh hoạt hơn với các đợt sóng gió khó lường trong thời gian tới.

 

 

                                                                             Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục