Đoàn đại biểu Việt kiều tham quan Phủ Chủ tịch.

Đoàn đại biểu Việt kiều tham quan Phủ Chủ tịch.

Trong bầu không khí hân hoan xen lẫn tự hào nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 30 đại biểu kiều bào từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã trở về quê hương, hòa mình vào dòng chảy chung của dân tộc. Trong lòng mỗi người con xa quê, luôn có tinh thần hướng về nguồn cội và niềm kiêu hãnh với những năm tháng kháng chiến hào hùng của đất nước.

 

Trở về nước lần này gồm các đại biểu đại diện hơn 4,5 triệu kiều bào Việt Nam sinh sống và học tập xa quê hương. Đây là những gương mặt ưu tú, đóng góp tích cực vào các phong trào hội, đoàn của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài. Bác sĩ Tê-rê-xa Nguyễn Văn Ký, năm nay tuổi đã ngoài 80, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp, không giấu nổi sự xúc động và niềm tự hào trước diện mạo ngày càng giàu đẹp của quê hương. Bà chia sẻ: “Tôi đã từng nhiều lần về Việt Nam nhân dịp Quốc khánh mùng 2-9. Nhưng lần này, tôi cảm thấy đặc biệt phấn khởi bởi chuyến hồi hương diễn ra đúng dịp Quốc khánh lần thứ 70 của dân tộc”. Cùng chia sẻ niềm hân hoan, phấn khởi với bác sĩ Ký, Ủy viên BCH Hội Người Việt Nam tại Ăng-gô-la Đoàn Văn Viện bày tỏ vinh dự, khi lần đầu đại diện cho hàng nghìn công dân Việt Nam tại Ăng-gô-la về nước nhân dịp lễ lớn của dân tộc. Ông Viện xúc động trước sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, để những kiều bào như ông hiểu thêm về tình hình đất nước, tiếp tục thắp lên ngọn lửa yêu quê hương.

Trong số các kiều bào, không ít người dù tuổi đã cao nhưng vẫn lưu giữ nguyên vẹn ký ức về khoảng thời gian lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhớ lại thời gian này 70 năm trước, bác sĩ Tê-rê-xa Nguyễn Văn Ký cho biết, không khí kháng chiến tại Pháp lúc đó khẩn trương và sôi sục không kém gì trong nước. Hội Việt kiều yêu nước tại Pháp thường xuyên vận động biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và kêu gọi kiều bào ủng hộ phong trào phản chiến. Là một trong những người trực tiếp chăm sóc phái đoàn Việt Nam sang Pháp đàm phán Hiệp định Pa-ri năm 1973, bà Ký vẫn nhớ như in sự gần gũi, bình dị của lãnh đạo đoàn đàm phán nước nhà, như các đồng chí: Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình, Lê Đức Thọ… Bà không quên nhắc lại niềm xúc động rưng rưng khi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên các con phố trong thời gian đoàn đàm phán ở Thủ đô Pa-ri. Với những đóng góp tích cực cho việc củng cố quan hệ Việt - Pháp, bà Ký đã được Nhà nước Pháp trao tặng Huân chương Quốc công hạng ba.

Bồi hồi nhớ lại, ông Đào Viết Bảy, đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Thái-lan cho biết, những năm 40 của thế kỷ 20, dù còn nhiều khó khăn nhưng các cơ sở Việt kiều vẫn giữ vững ý chí, đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Nhiều kiều bào tại Thái-lan đã góp tiền của nuôi quân, mua vũ khí; xung phong làm giao liên cho cán bộ và bí mật tổ chức các lớp học tiếng Việt nhằm nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Qua nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về nguồn cội trong những ngày trở về Việt Nam, các đại biểu chia sẻ trăn trở, làm sao vun đắp tình yêu quê hương, duy trì truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhất là thế hệ trẻ. Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Lào Nguyễn Duy Trung cho biết, giới trẻ người Việt tại Lào ngày càng năng động và hòa nhập nhanh chóng với văn hóa bản địa. Do đó, Tổng hội người Việt Nam tại Lào những năm qua luôn cố gắng duy trì dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng kiều bào để lưu giữ hồn cốt dân tộc. Hiện nay, Trường song ngữ Việt Nam - Lào Nguyễn Du đã được thành lập dựa trên thỏa thuận giữa chính phủ hai nước, tạo môi trường cho con em kiều bào tiếp thu và vận dụng tiếng Việt.

Còn theo ông Đoàn Văn Viện, cộng đồng Việt kiều tại Ăng-gô-la nói riêng và châu Phi nói chung, luôn mong muốn có thêm nhiều kênh thông tin cập nhật nhanh chóng và hiệu quả về tình hình trong nước, nhất là vào những dịp lễ trọng đại của dân tộc. Bên cạnh đó, cũng cần thiết lập mạng lưới thông tin giữa cộng đồng Việt kiều tại các nước, nhằm tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động, bồi đắp lòng yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, để người Việt dù đi khắp bốn phương vẫn luôn hướng về Tổ quốc.

 

 

                                                                                    Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục