HBĐT)- Chiều 25/11, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp” (Đề án 258). Đồng chí Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng TT Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án Chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo Đề án tỉnh, đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, tổ chức giám định tư pháp, các cơ quan toà án, kiểm sát công an thành phố Hoà Bình.

 

                       Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

 

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, Đề án 258 đã được triển khai đồng bộ từ T.Ư đến các Bộ, ngành, địa phương. Trong 5 năm qua, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế giám định tư pháp được tích cực thực hiện. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập hoạt động giám định chuyên trách trong 3 lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Ngoài ra có 179 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, 1 tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập. Hiện tổng số giám định viên tư pháp ở các lĩnh vực có 6.154 người, so với năm 2009 (trước khi Đề án được ban hành) tăng 3.693 người, gấp hơn 2 lần. Số người giám định tư pháp theo vụ việc được lựa chọn, công bố là 1.630 người trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng, TN-MT… Hoạt động giám định tư pháp chủ yếu được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó, hơn 90% là từ cơ quan điều tra trong CAND và QĐND, còn lại là trưng cầu giám định của các cấp toà án, cơ quan điều tra thuộc Viện KSNDTC. Trung bình từ năm 2011 đến nay, mỗi năm các tổ chức giám định trong toàn quốc thực hiện giám định hơn 150 nghìn vụ việc, chủ yếu về lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.

 

Thảo luận tại hội nghị, đại biểu tại các điểm cầu, các Bộ, ngành đã tập trung làm rõ những hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, đơn vị, nêu lên những đề xuất, kiến nghị, tập trung vào các vấn đề như về thể chế, tổ chức, đội ngũ người giám định tư pháp, cơ sở vật chất, hoạt động trưng cầu, yêu cầu và thực hiện giám định tư pháp, đánh giá kết luận giám định, việc chi trả chi phí giám định, nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động giám định tư pháp, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đối với công tác giám định tư pháp, việc tiêp tục triển khai Đề án ở giai đoạn tiếp theo…

 

Phát biêu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng TT Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Đề án, đồng thời chỉ rõ những vướng mắc, bất cập, hạn chế, tồn tại. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của giám định tư pháp, sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế giám định tư pháp đối với công cuộc cải cách tư pháp, phòng chống tội phạm trong tình hình mới, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Phó Thủ tướng TT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu nghiêm túc quán triệt, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về giám định tư pháp; làm tốt công tác tuyên truyền trong hệ thống chính trị và xã hội về giám định tư pháp; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đảm bảo cho hoạt động giám định tư pháp; tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu giám định tư pháp trong các lĩnh vực và yêu cầu giám định của công dân. Những vấn đề còn vướng mắc đồng chí đề nghị các Bộ, ngành chức năng có hướng dẫn cụ thể, phối hợp tháo gỡ. Đối với đề nghị cho tiếp tục triển khai Đề án trong giai đoạn tới, đồng chí Phó Thủ tướng TT giao Bộ Tư pháp căn cứ kết quả thực hiện Đề án trong 5 năm qua xây dựng đề án, báo cáo Chính phủ để có cơ sở quyết định.

 

                                                                                       Hà Thu

Các tin khác


Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục