(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.011 tủ sách pháp luật (TSPL), trong đó có 210 tủ sách của UBND xã, phường, thị trấn, còn lại là tủ sách của các ngành, hội, đoàn thể, doanh nghiệp. Hoạt động của TSPL đã tạo hiệu quả tích cực trong việc trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, là kênh thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật hữu hiệu. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, vai trò của TSPL có phần mờ nhạt, chưa phát huy hết hiệu quả.



Người đọc tra cứu thông tin pháp luật tại tủ sách pháp luật phường Tân Thịnh (TPHB).

Thành phố Hòa Bình hiện có 97 TSPL tại 15/15 xã, phường với trên 9.200 đầu sách các loại. Thời gian qua, việc xây dựng TSPL được các cơ quan đơn vị, trường học, xóm, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn thành phố chú trọng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Ngoài TSPL, các đơn vị còn xây dựng ngăn sách, giỏ sách pháp luật ở các xóm, tổ dân phố, khu dân cư, thường xuyên bổ sung đầu sách mới. Năm 2016 có trên 1.400 lượt người khai thác, năm 2017 chỉ có trên 300 lượt người khai thác. Huyện Tân Lạc có 24 xã, thị trấn đều đã trang bị TSPL, các trường học xây dựng ngăn sách pháp luật đặt tại bộ phận "một cửa” và thư viện trường phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khai thác pháp luật của cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và nhân dân. Mỗi tủ sách có từ 50 - 150 đầu sách pháp luật. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiêp tục xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác TSPL. Năm 2016 các TSPL thu hút trên 3.200 lượt người đọc, khai thác, năm 2017 có trên 1.000 lượt người khai thác.

Trong những năm qua, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác TSPL (Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý TSPL ở xã, phường, thị trấn; Quyết định 06/2010/QĐ-TTG ngày 25/1/2010 về việc xây dựng, quản lý, khai thác TSPL), việc xây dựng TSPL được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện, đầu tư kinh phí xây dựng tủ, trang bị sách pháp luật. Trong những giai đoạn đầu, TSPL đã phát huy hiệu quả, mục đích hoạt động, là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hữu hiệu. Để phát huy hơn nữa hiệu quả của TSPL cấp xã, từ năm 2010, việc luân chuyển sách pháp luật giữa TSPL của UBND xã với điểm BĐ-VH xã, Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh được thực hiện nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân khi có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác pháp luật, đã thu hút một lượng khá lớn người đọc, khai thác, có thời điểm một năm toàn tỉnh có đến trên 30 nghìn lượt người khai thác TSPL. Tuy vậy vài năm trở lại đây, bình quân một năm số lượt người khai thác TSPL chỉ đạt vài nghìn người.

Tìm hiểu nguyên nhân việc ngày càng ít người đến đọc, tìm hiểu tại TSPL chúng tôi nhận được chung một câu trả lời: Do sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại. Chị Đinh Thị Hạnh, phường Đồng Tiến (TPHB) chia sẻ: Với chiếc điện thoại di động và máy tính kết nối internet tôi dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin mình cần một cách nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả hơn nhiều so với việc ra TSPL của phường để tra cứu ở một quyển sách luật dày cộp. Thậm chí ngoài quy định của luật còn cần tìm hiểu ở các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định, thông tư mà có khi TSPL không cập nhật đầy đủ, trong khi chỉ cần tra trên mạng là có ngay. Mặt khác, TSPL thì phục vụ theo giờ hành chính, còn tra cứu trên mạng thì có thể bất cứ lúc nào nên khi cần tôi đều lên mạng để tìm hiểu. Đồng chí Bùi Thị Thảo, Phó trưởng phòng Tư pháp huyện Tân Lạc cho biết: Qua thực tiễn trên địa bàn cho thấy hoạt động của TSPL ngày càng kém hiệu quả, ít người đọc, khai thác bởi hiện nay người đọc chủ yếu tra cứu trên môi trường mạng. Với thông tin cần có thể tải về lưu vào máy tính để xem sau nên hầu như không còn mấy người đọc sách pháp luật. Vì vậy việc đầu tư, trang bị sách mới cho TSPL cũng không còn được các đơn vị chú trọng.

Từ thực tế "có thì thừa, không có thì thiếu” của TSPL, hoạt động kém hiệu quả nếu đầu tư sẽ gây lãng phí đặt ra câu hỏi, hoạt động của TSPL có cần tiếp tục duy trì hay không, duy trì triển khai như thế nào cho hiệu quả? Đồng chí Nguyễn Thị Nhung, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Cao Phong cho rằng, mô hình TSPL nên hướng về cơ sở, xây dựng ngăn sách, giỏ sách pháp luật tại các xóm, khu dân cư. Đồng thời tuyên truyền quy định pháp luật bằng hình thức tờ rơi, tờ gấp dễ đọc, dễ hiểu thay vì cả quyển sách luật to, dày bà con ngại đọc, đầu tư sách hướng dẫn, giải đáp pháp luật, hạn chế sách văn bản quy phạm pháp luật . Ngày 10/3/2017, Bộ Tư pháp có công văn số 751 về việc nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, ngày 29/3/2017, Sở Tư pháp cũng ban hành công văn số 501 về lĩnh vực này. Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Hiện tại hoạt động của TSPL vẫn tiếp tục được duy trì. Khi có sách pháp luật mới Sở có văn bản đề nghị các huyện đăng ký mua để trang bị cho TSPL theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, trước những hạn chế, bất cập trong hoạt động của TSPL, công tác quản lý tủ sách cần đổi mới, nâng cao; đẩy mạnh thông tin, giới thiệu về tủ sách, các loại sách TSPL có; rà soát, bổ sung sách, tài liệu mới theo định kỳ, sách có chất lượng, thiết thực, nội dung phù hợp với nhu cầu của bạn đọc; ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, cập nhật văn bản, tài liệu của tủ sách để thu hút sự quan tâm của người dân.

Hà Thu


Các tin khác


Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Trao quyết định giảm án phạt tù cho 9 phạm nhân

Sáng 25/4, Trại Tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình đã tổ chức công bố quyết định giảm án phạt tù có thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện giảm án nhân dịp 30/4/2024. Trong 9 phạm nhân được trao quyết định giảm án có 2 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được tha ngày 16/4/2024; 7 phạm nhân được giảm từ 2 - 7 tháng phạt tù.

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 27/4 đến 1/5). Đây sẽ là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm thân, tham quan, du lịch tăng cao, dẫn đến lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn trong suốt thời gian nghỉ lễ.

8 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2023, UBND huyện Lạc Thủy đã công nhận 8/10 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hiện, toàn huyện có 112 tổ hòa giải ở cơ sở và 706 hòa giải viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục