(HBĐT) - Ngày 14/5, phiên tòa xét xử 15 bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, "Nhận hối lộ”, "Đưa hối lộ”, làm sai lệch kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình bước vào ngày làm việc thứ 4.


Trước khi bước vào phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo mức án cao nhất đến 8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục phần xét hỏi để làm rõ tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với các bị cáo: Đỗ Mạnh Tuấn, Đào Ngọc Thuật, Nguyễn Quang Vinh, Quách Thanh Phúc. Theo đó, các bị cáo khai nhận trước đó đã có sự bàn bạc, thống nhất thực hiện việc nâng, sửa điểm bài thi cho các thí sinh có yêu cầu. Trong đó, Đỗ Mạnh Tuấn là người trực tiếp thực hiện, Nguyễn Quang Vinh là người tạo điều kiện để Tuấn thực hiện việc nâng, sửa điểm. Phần xét hỏi các bị cáo cũng đã kết thúc phiên làm việc buổi sáng.

Buổi chiều, phiên tòa bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát đọc bản luận tội, đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Quang Vinh từ 7 - 8 năm tù; Khương Ngọc Chất từ 5 - 6 năm tù; Nguyễn Khắc Tuấn từ 5 - 6 năm tù; Đào Ngọc Thuật từ 3 - 4 năm tù; Diệp Thị Hồng Liên từ 2,5 - 3 năm tù; Nguyễn Thị Thu Loan từ 2 - 2,5 năm tù; Nguyễn Thị Hồng Chung từ 2 - 2,5 năm tù; Bùi Thanh Trà từ 2 - 2,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Đức Hoàng từ 2 - 2,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Thị Hồng từ 2 - 2,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Quách Thanh Phúc từ 18 - 20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Tân Hưng từ 18 - 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Phùng Văn Thụ từ 12 - 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Hồ Chúc từ 2 - 3 năm tù về tội "Đưa hối lộ”. Riêng đối với bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xử phạt từ 7 - 8 năm tù về tội "Nhận hối lộ”; xử phạt từ 3 - 4 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tổng hợp hình phạt từ 10 - 12 năm tù.

Xét thấy và áp dụng các tình tiết theo hướng có lợi cho các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát đã xin rút tình tiết phạm tội nhiều lần trong cáo trạng truy tố các bị cáo: Vinh, Mạnh Tuấn, Liên, Chất, Loan, Chung, Trà, Hồng, Hoàng, Thuật về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Riêng đối với bị cáo Nguyễn Khắc Tuấn, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét xử lý, vì bị cáo này phạm tội nhiều lần (2 năm liên tục phạm tội nâng sửa điểm tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, 2018).

Ngoài các bị cáo bị khởi tố, truy tố được đưa ra xét xử trong vụ án này, Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kỳ thi, gồm 18 giáo viên là cán bộ chấm thi có biết việc nâng điểm, ký hợp thức kết quả chấm sai, gian lận điểm của 20 bài thi tự luận môn Ngữ văn, có hành vi thiếu trách nhiệm, không thực hiện việc bốc thăm, bố trí cán bộ chấm thi nâng điểm cho các thí sinh; thành viên Ban chỉ đạo kỳ thi, gồm các ông, bà: Bùi Trọng Đắc, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi; Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng Ban chấm thi; Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng Ban làm phách, có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi, buông lỏng quản lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới trong kỳ thi.

Đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX xem xét, tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền 550 triệu đồng tiền "nhận hối lộ” của bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn; tịch thu sung công quỹ Nhà nước một số vật chứng được các bị cáo sử dụng vào mục đích phạm tội theo quy định của pháp luật.

Sau phần luận tội, phiên tòa bước vào phần tranh luận giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư bảo vệ cho các bị cáo tại phiên tòa.

Ngày 15/5, phiên tòa tiếp tục làm việc với phần tranh luận.


P.V

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục