(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra nhiều vụ án tham nhũng lớn, mới chỉ phát hiện và xử lý đối với cán bộ vi phạm ở cấp xã, cấp huyện. Tuy nhiên, năm 2020, án kinh tế, chức vụ, tham nhũng khởi tố mới 9 vụ, tăng 4 vụ so với năm trước; hơn 2.000 vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, chủ yếu ở giai đoạn điều tra của cơ quan điều tra. 

Đặc biệt, có vụ án tạm đình chỉ do việc quản lý, phân loại không thường xuyên, không làm hết trách nhiệm dẫn đến gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng. Như vụ án Nguyễn Quang Huy bị khởi tố điều tra về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia từ năm 1992. Sau đó, cơ quan điều tra tạm đình chỉ do bị can bỏ trốn, không biết bị can đang ở đâu. Nhưng thực tế, bị can vẫn công khai đi học, rồi vào công tác tại cơ quan Nhà nước, sau một thời gian dài (27 năm) mới bị phát hiện, xử lý.



Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và điều tra viên Cơ quan điều tra Công an tỉnh họp bàn giải quyết án tham nhũng, chức vụ.

Trong năm 2019, thông qua việc tổ chức lớp "Đào tạo, tập huấn NTM và Chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm (4 lớp)”, Hà Công Soan, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu và Kiều Văn Cương, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và tư vấn phát triển nông thôn, trụ sở tại Xuân Mai (Hà Nội) đã thống nhất giảm tiền chi phí thực tế so với dự toán, tạo chênh lệch để rút tiền trục lợi. Theo kết quả xác minh ban đầu, tổng số tiền lập khống chứng từ 187,204 triệu đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hà Công Soan và đang tiếp tục điều tra làm rõ. 

Các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ đối tượng đều là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ, mối quan hệ và có kinh nghiệm. Do đó, Viện kiểm sát phải phối hợp với cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan nắm và giải quyết các vấn đề phong tỏa tài sản, thu hồi triệt để tài sản ngay trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đồng thời, cử kiểm sát viên (KSV) có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi trong giải quyết về án tham nhũng để kiểm sát giải quyết ngay từ giai đoạn đầu. Mặt khác, thường xuyên bám sát tiến trình giải quyết vụ việc cũng như kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc hay những tình tiết phát sinh mới cho lãnh đạo nắm để có hướng chỉ đạo giải quyết, hoặc thỉnh thị xin ý kiến cấp trên, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. 
Đồng chí Nguyễn Tiến Sâm, Trưởng phòng 2 (Viện KSND tỉnh) cho biết: Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ, trước hết, KSV cần kiểm tra các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ xem việc khởi tố có căn cứ, đúng tội danh hay không. Ngoài ra, KSV phải chủ động đề ra yêu cầu điều tra sát với nội dung vụ án; phối hợp điều tra viên sàng lọc, phân loại, xác định vai trò, đánh giá đúng bản chất, hành vi của từng đối tượng, để phân nhóm các đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nhóm các đối tượng liên quan. Phân hoá vai trò của đối tượng cầm đầu, đối tượng đồng phạm, người có liên quan nhưng chưa đến mức xử lý hình sự. KSV cần lưu ý đánh giá đúng hành vi, liên hệ với chức vụ, quyền hạn của các bị can đang đảm nhiệm để xác định đúng tội danh, cũng như định hướng trong quá trình điều tra vụ án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Để ngăn ngừa, hạn chế, giải quyết, xử lý hiệu quả các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ, trong thời gian tới, các cấp, ngành cần tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm soát chặt chẽ thu nhập của công chức, người được giao thực thi công vụ, nhiệm vụ. Mặt khác, tăng cường bảo đảm về chế độ, chính sách, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng.


Đinh Thắng

Các tin khác


Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục