(HBĐT) - Thời gian qua, do có những biến động, giá trị chuyển nhượng đất trên địa bàn tỉnh gia tăng. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) để giao dịch, vay vốn, chuyển nhượng QSDĐ nhằm chiếm đoạt tài sản. Đáng nói, hành vi này có xu hướng gia tăng, ngày càng tinh vi, khó phát hiện, khó nhận biết, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.


Đối tượng Bùi Văn Tuấn (ngoài cùng bên trái) làm việc với cơ quan chức năng về hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,4 tỷ đồng.

Niềm tin đặt nhầm chỗ

Chỉ đến khi làm thủ tục sang tên, làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại cơ quan chức năng địa phương, chị Bùi Thị P., trú tại Hà Cầu, Hà Đông (Hà Nội) mới phát hiện GCNQSDĐ cấp cho mảnh đất chị mua của Bùi Văn Tuấn (SN 1991), trú tại xã Thanh Hối (Tân Lạc) là giả... Chị Bùi Thị P. đã trình báo cơ quan chức năng. Làm việc tại cơ quan chức năng ngày 8/7/2023,  Bùi Văn Tuấn thừa nhận làm giả GCNQSDĐ để lừa bán cho chị P. số tiền 1,7 tỷ đồng, Tuấn đã nhận hơn 1,4 tỷ đồng.

Theo khai nhận của đối tượng, khoảng tháng 8/2022 có người giới thiệu chị Bùi Thị P. có nhu cầu mua đất. Quá trình trao đổi, gặp gỡ, Tuấn đưa chị P. vào khu vực rừng phòng hộ tại khu Mường Phoi, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) và nói với chị P. khu vực này đã mua được khoảng 5ha. Tin tưởng thông tin Tuấn đưa ra, hai bên thỏa thuận giá, làm hợp đồng đặt cọc, thống nhất khi nào Tuấn làm xong thủ tục công chứng GCNQSDĐ chị P. sẽ thanh toán hết số tiền còn lại. Trong thời gian đó, Tuấn lên mạng đặt làm 1 GCNQSDĐ giả mang tên mình.

Ngày 14/6/2023, Tuấn mang GCNQSDĐ giả làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho chị P. Sau khi hợp đồng được chứng thực, chị P. nhận được 1 bản hợp đồng chính và thanh toán cho Tuấn hơn 1,4 tỷ đồng bằng hình thức chuyển khoản, hẹn khi nào hoàn thiện hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ sẽ trả nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình làm các thủ tục sang tên, chị P. phát hiện GCNQSDĐ Tuấn đưa là giả nên đã làm đơn tố cáo Bùi Văn Tuấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS).

Theo Thượng tá Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, đây không phải là vụ việc đầu tiên trên địa bàn tỉnh các đối tượng sử dụng GCNQSDĐ giả để thực hiện hành vi LĐCĐTS trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng QSDĐ. Trước đó, lực lượng chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã tiếp nhận, thụ lý nhiều vụ việc tương tự như trên.

Điển hình như Công an huyện Lương Sơn tiếp nhận đơn trình báo của chị Trần Thị P.T, trú tại tiểu khu 6, thị trấn Lương Sơn về việc chị bị Bùi Thị Thiệp (SN 1991), trú tại xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn LĐCĐTS dưới hình thức làm giả giấy tờ, hợp đồng mua bán đất với số tiền 350 triệu đồng. Ngoài ra, từ nguồn tin báo, tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân và các văn phòng công chứng, Công an huyện Lương Sơn đã tiếp nhận, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng làm giả GCNQSDĐ để giao dịch mua bán, vay vốn, chuyển nhượng nhằm chiếm đoạt tài sản. Như Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lương Sơn nhận tin báo, tố giác tội phạm từ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện về việc phát hiện Nguyễn Công Vận, trú tại Phú Cát, Quốc Oai (Hà Nội) làm giả 2 GCNQSDĐ để giao dịch chuyển nhượng đất nhằm chiếm đoạt tài sản của người mua. Từ tin báo của quần chúng nhân dân, Công an huyện Lương Sơn phát hiện Lê Anh Phương, trú tại xóm Đồng Chanh B, xã Nhuận Trạch sử dụng GCNQSDĐ giả để giao dịch, chuyển nhượng QSDĐ cho anh Nguyễn Văn T., xóm Suối Sếu B, xã Nhuận Trạch. Trong quá trình làm các thủ tục công chứng, người dân phát hiện bà Nguyễn Thị Tám, trú tại thôn Sấu Thượng và Bùi Thị Vượng, trú tại thôn Bá Lam, xã Thanh Cao sử dụng GCNQSDĐ giả làm thủ tục vay vốn ngân hàng...

Thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện

Trao đổi xung quanh vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Tuấn Dũng cho biết: Thời gian qua, do có những biến động, giá trị chuyển nhượng đất trên địa bàn tỉnh gia tăng. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng đã làm giả GCNQSDĐ để giao dịch, vay vốn, chuyển nhượng QSDĐ nhằm chiếm đoạt tài sản. Đáng nói, hành vi này có xu hướng gia tăng, ngày càng tinh vi, khó phát hiện, khó nhận biết, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Theo thống kê của lực lượng chức năng, từ năm 2020 đến tháng 7/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 250 vụ tội phạm LĐCĐTS, gây thiệt hại gần 200 tỷ đồng. Mặc dù không nổi cộm nhưng các vụ lừa đảo liên quan đến bất động sản như mua bán, chuyển nhượng QSDĐ xảy ra 46 vụ, chiếm khoảng 18% tổng số vụ. Hầu hết các vụ LĐCĐTS có liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng QSDĐ đều gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Qua công tác điều tra, nắm tình hình cho thấy, các đối tượng làm giả GCNQSDĐ thường sử dụng các thủ đoạn rất tinh vi, làm giả bằng phương pháp in phun màu, chữ ký của người cấp ký nhái rất giống với giấy tờ thật. Thậm chí, những thông tin liên quan đến số lô, số thửa, diện tích đất được ghi trên GCNQSDĐ giả còn trùng khớp với thông tin được ghi trên GCNQSDĐ thật. Do vậy rất khó nhận biết, phát hiện nên nhiều người dân và cơ quan chức năng địa phương bị đối tượng lừa đảo, qua mặt.

Thời gian qua, lực lượng chức năng Công an các cấp đã phát đi nhiều thông báo, cảnh báo về thủ đoạn làm giả GCNQSDĐ để người dân nắm, biết, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác. "Để phòng ngừa loại tội phạm này thì tinh thần cảnh giác của người dân đóng vai trò quan trọng. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, văn phòng công chứng khi tiến hành giao dịch, công chứng các loại GCNQSDĐ cần quan sát, tìm hiểu kỹ thông tin về thửa đất, kiểm tra độ chính xác thông qua cơ quan cấp giấy chứng nhận, chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm, GCNQSDĐ giả phải khẩn trương thông báo cho chính quyền địa phương, lực lượng Công an để phối hợp giải quyết” - Thượng tá Nguyễn Tuấn Dũng khuyến cáo.


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Trao quyết định giảm án phạt tù cho 9 phạm nhân

Sáng 25/4, Trại Tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình đã tổ chức công bố quyết định giảm án phạt tù có thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện giảm án nhân dịp 30/4/2024. Trong 9 phạm nhân được trao quyết định giảm án có 2 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được tha ngày 16/4/2024; 7 phạm nhân được giảm từ 2 - 7 tháng phạt tù.

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 27/4 đến 1/5). Đây sẽ là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm thân, tham quan, du lịch tăng cao, dẫn đến lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn trong suốt thời gian nghỉ lễ.

8 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2023, UBND huyện Lạc Thủy đã công nhận 8/10 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hiện, toàn huyện có 112 tổ hòa giải ở cơ sở và 706 hòa giải viên.

Phát hiện kho hàng đông lạnh chứa gần 1 tấn thực phẩm 'bẩn'

Đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phối hợp với Đội quản lý thị trường số 22 ra quyết định kiểm tra số hàng hóa tại kho địa chỉ số 489 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, phát hiện gần 1 tấn thực phẩm gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà đều là sản phẩm đông lạnh đóng túi, một số đã tẩm ướp sẵn để đưa đi tiêu thụ.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hoà Bình

Sáng 23/4, UBND thành phố Hoà Bình tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC" năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục