Sau một ngày làm việc, chiều 20-1, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Ðiều 79 Bộ luật Hình sự. Cùng phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bị cáo Nguyễn Tiến Trung bi phạt bảy năm tù, hai bị cáo Lê Công Ðịnh và Lê Thăng Long cùng bị phạt năm năm tù.

Phiên tòa do ông Nguyễn Ðức Sáu, Chánh Tòa Hình sự TAND TP Hồ Chí Minh làm Chủ tọa; ông Ðỗ Ngọc Oánh và ông Trần Văn Cảnh, đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh giữ quyền công tố theo ủy quyền của VKSND Tối cao. Bào chữa cho bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức là luật sư Triệu Quốc Mạnh; bào chữa cho Nguyễn Tiến Trung là luật sư Ðoàn Thái Duyên Hải. Lê Công Ðịnh tự bào chữa. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HÐXX) đã chấp thuận yêu cầu không nhận luật sư bào chữa là Nguyễn Minh Tâm của bị cáo Lê Thăng Long; đồng thời, HÐXX cũng bác yêu cầu vô căn cứ của bị cáo Thức khi bị cáo này yêu cầu thay đổi thành phần HÐXX, đòi thay đổi công tố viên.


Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, hành vi phạm tội của các bị cáo đã được xác định cụ thể như sau: Tháng 11-2001, Trần Huỳnh Duy Thức thành lập Công ty cổ phần in-tơ-nét Một kết nối, giữ chức vụ Tổng giám đốc. Cuối năm 2005, Thức thành lập tổ chức có tên gọi "Nhóm nghiên cứu chấn", lôi kéo thêm bốn đối tuợng khác là nhân viên trong công ty bao gồm Lê Thăng Long, Lê Thị Thu Thu, Trần Thị Thu và Cù Thị Phương vào nhóm. Với vai trò chủ mưu, Thức phụ trách chung, vạch phương hướng hoạt động của nhóm. Thức phân công Lê Thăng Long phụ trách phát triển lực lượng trong nước, Lê Thị Thu Thu giúp Thức theo dõi quan hệ với nước ngoài; Trần Thị Thu soạn thảo tài liệu; Cù Thị Phương sửa lỗi chính tả các tài liệu do Thức làm ra trước khi tung lên mạng in-tơ-nét và chuyển ra nước ngoài. Thức đề ra kế hoạch, phương thức hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm: Soạn thảo "Tuyên ngôn lạc hồng"; làm tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước; phao tin đồn nhảm gây mất niềm tin trong nhân dân; tập hợp lôi kéo những người trí thức, trong đó tập trung vào các nhà báo, luật sư, tham gia "Nhóm nghiên cứu chấn"; kêu gọi các tổ chức bên ngoài có tư tưởng thù địch chống Việt Nam, ủng hộ... Thức trực tiếp làm 53 tài liệu, tàng trữ bảy tài liệu khác có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, chống Nhà nước, chống phá sự điều hành của Chính phủ, rồi đưa lên mạng in-tơ-nét...


Tháng 1-2009, Trần Huỳnh Duy Thức đi Mỹ gặp Nguyễn Sỹ Bình, câu kết với tổ chức phản động lưu vong có tên gọi là "Ðảng dân chủ Việt Nam". Thức cùng Nguyễn Sỹ Bình, Lê Công Ðịnh thống nhất phương thức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân qua kế hoạch có tên là "Con đường Việt Nam". Trong đó, Thức đã viết xong phần đầu.


Trong thời gian học tập tại Pháp, tháng 5-2006, Nguyễn Tiến Trung thành lập tổ chức phản động có tên là "Tập hợp thanh niên dân chủ" với mục đích tập hợp lực lượng hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 12-2006, Trung tham gia tổ chức phản động có tên gọi "Ðảng dân chủ Việt Nam", được phân vào "Ban thường vụ". Cùng với việc tập hợp, chỉnh sửa "Cương lĩnh", "Ðiều lệ" của tổ chức này, Trung còn lôi kéo nhiều đối tượng khác tham gia. Nguyễn Tiến Trung đã làm 65 tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.


Tháng 6-2008, Lê Công Ðịnh tham gia tổ chức phản động có tên "Ðảng dân chủ Việt Nam". Trong quá trình tham gia, Lê Công Ðịnh đã chỉnh sửa cái gọi là "Ðiều lệ" của "Ðảng dân chủ Việt Nam"; nghiên cứu soạn thảo cái gọi là "Hiến pháp" của "Ðảng dân chủ Việt Nam" nhằm thay thế Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi lật đổ được chính quyền nhân dân. Lê Công Ðịnh thành lập tổ chức chống Nhà nước Việt Nam với tên gọi "Ðảng lao động Việt Nam" để tập hợp lực lượng hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Lê Công Ðịnh đã làm ra 33 tài liệu, tàng trữ 24 tài liệu, 32 cuốn sách có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh "bất bạo động" do tổ chức khủng bố có tên "Việt tân" tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.


Lê Thăng Long, cuối năm 2005, tham gia tổ chức chống Nhà nước có tên gọi "Nhóm nghiên cứu chấn" do Trần Huỳnh Duy Thức lập ra. Long cùng Thức lập kế hoạch nhằm lật đổ chính quyền. Lê Thăng Long làm ra 13 tài liệu, tàng trữ năm tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; Long tự ứng cử đại biểu QH khóa XII với mưu đồ thực hiện kế hoạch "Chấn kế" chống phá Nhà nước.


Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, các bị cáo Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung tỏ ra ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn, xin được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Hai bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long tỏ ra ngoan cố, quanh co chối tội, không thành khẩn khai báo những hành vi phạm tội đã gây ra.


Hội đồng xét xử nhận định, đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự câu kết móc nối với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ðể thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đã sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng in-tơ-nét, liên lạc trao đổi với nhau bằng mật khẩu; làm tàng trữ, tán phát nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống Nhà nước rồi đưa lên mạng in-tơ-nét nhằm kích động gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước.


Căn cứ các tài liệu thu thập tại cơ quan điều tra, những lời khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử khẳng định có đủ căn cứ kết luận các bị cáo đã phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Việc truy tố xét xử đối với các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các bị cáo phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội đã gây ra. Hai bị cáo Lê Công Ðịnh và Nguyễn Tiến Trung do có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, bản thân chưa có tiền án tiền sự nên được Hội đồng xét xử áp dụng chính sách khoan hồng của Nhà nước, giảm một phần hình phạt mà lẽ ra các bị cáo phải chịu.
 
 
 
                                                                               Theo ND

Các tin khác


Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục