Thượng tá An Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Hà Nội.

Thượng tá An Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Hà Nội.

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, thời gian qua, số người tạm trú trên địa bàn Hà Nội ngày một gia tăng. Việc xét, cấp hộ chiếu phổ thông cho các đối tượng này là một trong những biện pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

 

Báo Công an nhân dân đã có cuộc trao đổi với Thượng tá An Quốc Khánh - Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Hà Nội, giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông hiện nay.

PV: Thưa đồng chí, từ khi Hà Nội mở rộng, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh có bị quá tải về công việc?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Không quá tải nhưng lượng hồ sơ tăng cao so với bình thường. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, Phòng đã tiếp nhận 51.285 hồ sơ xin cấp hộ chiếu, tăng 2.652 trường hợp (tương đương 7,3%) so với cùng kỳ năm 2009. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, CBCS thường xuyên làm thêm giờ, tiếp nhận và trả kết quả vào sáng thứ bảy hàng tuần.

Quan điểm của đơn vị là mọi hồ sơ tiếp nhận phải được giải quyết ngay trong ngày, không để tồn đọng. Do nhu cầu làm hộ chiếu của người dân ngày càng tăng cao nên đơn vị tiếp nhận hồ sơ tại 2 cơ sở: Người dân cư trú tại các huyện Hà Tây cũ, quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì nộp hồ sơ tại cơ sở 2 - số 6 Quang Trung, Hà Đông. Các quận, huyện còn lại nộp hồ sơ tại cơ sở 1 - 89 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

PV: Vậy những trường hợp tạm trú tại Hà Nội có được cấp hộ chiếu không? Thủ tục xin cấp hộ chiếu với các đối tượng này như thế nào, thưa đồng chí?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Những người có HKTT tại tỉnh ngoài nhưng đang sinh sống, lao động, học tập, công tác tại Hà Nội được cấp hộ chiếu tại Hà Nội. Những đối tượng này chia làm 2 loại: Loại phải có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú trong tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh (là những người tạm trú tại Hà Nội nhưng chưa được cấp sổ tạm trú, trẻ em dưới 14 tuổi). Những người còn lại khi làm thủ tục, phải xuất trình sổ tạm trú do Công an phường nơi đang tạm trú cấp, CMND hợp lệ, 1 tờ khai và 4 ảnh theo quy định.

PV: Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi, thủ tục xin cấp hộ chiếu thế nào?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, trong mọi trường hợp, tờ khai theo mẫu quy định (TK/XC) phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. Hồ sơ do cha, mẹ ký, nộp thay, trẻ em không nhất thiết phải có mặt. Nếu trẻ em không còn cha mẹ thì cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, nuôi dưỡng ký tờ khai. Người này phải có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu nuôi dưỡng hợp pháp.

Tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu tại cơ sở 1 ở 89 Trần Hưng Đạo.

PV: Để thuận tiện trong việc xuất cảnh, trẻ em dưới 14 tuổi có được làm hộ chiếu riêng không, thưa đồng chí?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Trẻ em dưới 14 tuổi có thể được cấp hộ chiếu riêng hoặc cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ. Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu riêng, thủ tục cần nộp 1 tờ khai TK/XC, 1 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu), 4 ảnh cỡ 4x6cm. Trường hợp cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, cần nộp bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh trẻ em cỡ 3x4cm;  trong tờ khai của cha, mẹ có khai và dán ảnh trẻ em đi kèm.

Trường hợp bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ, khi làm thủ tục cần nộp hộ chiếu của mẹ hoặc cha, 1 tờ khai TK/XC của người đứng tên hộ chiếu có dán ảnh trẻ em cỡ 3x4cm ở mục 15 và ở mục 14 ghi rõ là bổ sung trẻ em vào hộ chiếu kèm theo bản sao giấy khai sinh và 3 ảnh trẻ em cỡ 3x4cm. Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha cần nộp hộ chiếu cũ, 1 tờ khai TK/XC và 3 ảnh cỡ 4x6cm của mẹ hoặc cha, để cấp lại hộ chiếu, 1 tờ khai TK/XC và 3 ảnh cỡ 4x6cm của trẻ em, để cấp hộ chiếu riêng.

PV: Hiện có rất nhiều cơ quan, đơn vị có nhu cầu tổ chức đi du lịch nước ngoài cho cán bộ, công nhân viên theo đoàn. Trường hợp này có thể cử người đại diện đứng ra làm hộ chiếu cho cả đoàn được không?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Người đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông có thể ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nơi người đó đang làm việc, học tập nộp hồ sơ và nhận kết quả trong diện sau: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần có vốn Nhà nước tham gia (trên 50%); sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, công nhân viên trong lực lượng vũ trang, cán bộ nhân viên thuộc đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương và địa phương; cán bộ, giáo viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; người đã ký hợp đồng lao động nước ngoài với doanh nghiệp cung ứng lao động cho nước ngoài có giấy phép của Bộ LĐ-TB&XH.

Hồ sơ làm thủ tục xin cấp hộ chiếu gồm: Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan tổ chức được ủy thác; công văn của cơ quan tổ chức được ủy thác gửi Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Hà Nội kèm danh sách những người xin cấp hộ chiếu.

Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người đại diện nộp hồ sơ phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức được ủy thác và CMND. Trường hợp ủy thác cho doanh nghiệp hoạt động XKLĐ, doanh nghiệp cần gửi trước hồ sơ thông báo tư cách pháp nhân gồm: Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, bản sao hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với nước ngoài; văn bản giới thiệu mẫu con dấu của doanh nghiệp và mẫu chữ ký của thủ trưởng doanh nghiệp.

PV: Những trường hợp cần hộ chiếu để xuất cảnh trong thời gian gấp như thăm thân, đi chữa bệnh, giải quyết tai nạn, rủi ro… có được giải quyết cấp hộ chiếu sớm không và thủ tục cần làm như thế nào?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Những trường hợp này ngoài tờ khai TK/XC và 4 ảnh theo quy định, cần nộp kèm theo đơn trình bày lý do, hồ sơ bệnh án (đối với người đi chữa bệnh) hoặc giấy báo tai nạn, tang lễ… của phía nước ngoài. Trường hợp người bệnh do không đi lại được có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả. Người được ủy quyền này cần có giấy ủy quyền của người có tên trong hộ chiếu, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan công chứng.

PV: Trường hợp làm mất hộ chiếu hoặc hộ chiếu bị hư hỏng, khi xin cấp lại hộ chiếu cần những thủ tục gì?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Trường hợp mất hộ chiếu, khi làm thủ tục cấp lại hộ chiếu cần nộp đơn trình báo mất hộ chiếu, nội dung ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, cơ quan cấp, thời gian địa điểm, lý do mất hộ chiếu, có xác nhận của Công an phường, xã nơi trình báo; hoặc giấy xác nhận của cơ quan quản lý XNC về việc đã nhận được đơn trình báo mất hộ chiếu.

Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc còn hạn dưới 30 ngày, cần nộp lại hộ chiếu đó. Các trường hợp này khi làm thủ tục, ngoài những giấy tờ trên cần kèm theo tờ khai TK/XC và 4 ảnh theo quy định. Xin lưu ý, giữ gìn và sử dụng hộ chiếu phổ thông đúng pháp luật là quyền và trách nhiệm của cá nhân được cấp hộ chiếu.

Do đó, công dân khi được cấp hộ chiếu phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận. Theo khoản 2, điều 22, Nghị định 150/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, người làm mất, hư hỏng hộ chiếu mà không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị phạt từ 500.000-2.000.000 đồng. Mức phạt này tùy thuộc thời gian mà người dân trình báo với cơ quan có thẩm quyền có kịp thời hay không.

PV: Những trường hợp do điều kiện ở xa, có được phép gửi hồ sơ qua đường bưu điện không?

- Thượng tá An Quốc Khánh: Gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện là một trong những biện pháp cải cách thủ tục hành chính về cấp hộ chiếu đã và đang được Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện. Thủ tục gồm 1 tờ khai TK/XC và 4 ảnh 4x6cm theo quy định. Tờ khai phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú đóng dấu giáp lai ảnh và xác nhận, kèm theo bản photo CMND. Cách thức gửi hồ sơ, lệ phí và nhận kết quả, đề nghị người dân liên hệ với cơ quan bưu điện.

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác


Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục