Đây là thay đổi lớn nhất trong dự thảo phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH CĐ vừa được Bộ GD ĐT đưa ra. Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh lo ngại, nếu áp dụng ngay lập tức trong năm học này thí sinh có "vắt chân lên cổ" cũng không theo kịp?

 

Cụ thể,  Bộ dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ giao về cho các Sở GD ĐT chủ trì. Cả nước sẽ chỉ còn một cụm thi ở các tỉnh (không có 2 cụm thi tốt nghiệp và ĐH như năm 2016).

 

Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ dựa trên điểm số của kỳ thi THPT quốc gia và điểm trung bình kết quả học tập, rèn luyện từ lớp 10 – 12 theo tỷ lệ 50/50. Về tổ chức thi, dự kiến sẽ thay thế việc tổ chức thi theo từng môn như trước đây bằng 5 bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

 

        Nhiều học sinh hoang mang về phương án thi mới

Có 2 phương án thi vẫn đang được cân nhắc đó là: Hoặc học sinh THPT phải thi đủ 5 bài thi mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp hoặc thí sinh chỉ thi 4 bài thi gồm 3 bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và lựa chọn thêm một trong hai bài thi khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Duy nhất bài thi Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, các bài còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. 

 

Rất hoang mang sau khi đọc được thông tin này, em Nguyễn Thị Trang - học sinh lớp 12 tại Phủ Cừ (Hưng Yên) cho biết, nếu Bộ GD ĐT thay đổi thi "chóng mặt" như thế này và quyết thực hiện ngay trong năm 2017 thì học sinh lớp 12 không biết học sao cho kịp:

 "Để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này, hầu hết các bạn đều đã xác định từ năm lớp 10, muộn nhất cũng là lớp 11. Khối thi đã chọn, môn thi đã chuẩn bị, cũng đã mất nhiều công sức đi học thêm, ôn luyện các thể loại. Hơn nữa, chương trình sách giáo khoa đang dạy từng môn, tại sao lại thi tổng hợp nhiều môn? Môn Toán trước đến nay thi tự luận các thầy cô dạy trình bày khác còn nếu thi trắc nghiệm thì các thầy cô sẽ chỉ dạy kỹ năng giải nhanh cho kịp thời gian như thế làm sao học sinh làm quen ngay cho được. Chúng em mệt mỏi lắm" - Trang cho biết.

 

Là 1 giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm ôn thi ĐH cho thí sinh, thầy giáo Ngô Xuân Quỳnh - Giáo viên Hóa trường THPT Nam Sách II (Nam Sách  - Hải Dương) cho rằng, những thay đổi của Bộ GD ĐT trong phương án thi mới như: bài thi tổng hợp; giao kỳ thi THPT về cho Sở GD ĐT, xét tuyển ĐH trả về cho trường là hợp lý. Tuy nhiên, áp dụng ngay trong năm 2017 là vội vàng và là điều vô cùng bất lợi cho các em học sinh

 

Theo thầy Quỳnh: "Với những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm thì việc chạy theo xu hướng của Bộ không khó. Tuy nhiên, đối với học sinh thì khác. Hiện nay, với bài thi tổng hợp sẽ rất khó đánh giá được thực sự năng lực của học sinh. Hơn nữa,  từ nay đến lúc thi chỉ còn 9 tháng. Khoảng thời gian quá ngắn để các em làm quen trong khi nhiều em đã định hướng ôn tập, chọn môn, chọn khối từ lớp 10 rồi. Vì vậy, áp dụng ngay là hơi vội".

 

Thầy Quỳnh cũng cho rằng, thi trắc nghiệm không phải là phương pháp tốt để đánh giá năng lực tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh, nhất là môn Toán vì vậy, nếu muốn áp dụng ngay,  Bộ nên nhanh chóng công bố đề thi mẫu đề thí sinh luyện tập.

 

GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì cho rằng, Bộ phải công bố lộ trình đổi mới ít nhất là 3 năm để học sinh chuẩn bị.

 

Từ nay đến lúc các em thi còn 9 tháng là không kịp trở tay: "Việc đổi mới nếu như mỗi năm quyết 1 lần nhất là liên quan đến nội dung thi thì thí sinh không thể chuẩn bị kịp, thầy cô cũng không kịp định hướng ôn tập cho các em" - ông Thuyết nói.

 

Sáng nay (8.9), Thứ trưởng Bộ GD ĐT Bùi Văn Ga  sẽ có buổi tọa đàm trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để giải đáp những thắc mắc của giáo viên, phụ huynh và học sinh xung quanh phương án thi mới này.

 

                                                                               Theo Danviet.vn

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục