(HBĐT) - Giai đoạn trước năm 2012, trường mầm non Lạc Lương (Yên Thủy) có 15 điểm trường với 25 nhóm lớp. Tỷ lệ học sinh trên địa bàn xã ra lớp chỉ đạt 66%. Nhà trường không tổ chức cho trẻ ăn bán trú được vì cơ sở vật chất không đảm bảo. Trước thực tế đó, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng Đề án, tham mưu Đảng ủy xã Lạc Lương ban hành Nghị quyết về “Xây dựng trường mầm non Lạc Lương đạt chuẩn quốc gia”. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, các cấp, ngành, sự chung tay của nhân dân, trường mầm non Lạc Lương đã trở thành trường vùng 3 đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn mức độ 2 và xếp thứ 2 trong khối thi đua các trường mầm non năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh.

 

Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa nên hiện nay, cơ sở vật chất của  trường mầm non Lạc Lương (Yên Thủy) đã đạt chuẩn.

Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất nhà trường, cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Loan cho biết: Trước đây, nhà trường có 15 điểm trường với tổng diện tích 4.700 m2. Cá biệt như điểm trường xóm Đồi chỉ có 7 trẻ (3 trẻ 5 tuổi, 2 trẻ 4 tuổi, 2 trẻ lứa tuổi nhà trẻ) nên rất khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên, tổ chức cho trẻ ăn bán trú; càng không thể đầu tư cơ sở vật chất ra nhiều điểm trường nhỏ lẻ như vậy. Nhà trẻ và mẫu giáo phải học chung, giáo viên phải chia nhau phụ trách các điểm trường nên không có điều kiện, thời gian để học tập, tập huấn nâng cao trình độ. Việc dồn các điểm trường lúc này là rất cần thiết.

Mục tiêu đặt ra từ 15 điểm trường dồn giảm còn 5 điểm trường để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất và sắp xếp cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, dồn điểm trường đồng nghĩa với việc một số phụ huynh sẽ phải đưa con đi học xa hơn, phải vận động nhân dân hiến đất để mở rộng  khuôn viên, huy động nguồn lực lớn xây dựng cơ sở vật chất... Để thực hiện được “cuộc cách mạng” này, Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức hội nghị triển khai đến toàn thể cán bộ xã, xóm nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp xuống từng xóm, tham gia các cuộc họp dân, giải trình chi tiết về đề án để người dân hiểu. Các điểm nổi bật sau khi dồn điểm trường như: học sinh sẽ được học đúng độ tuổi, chăm sóc chu đáo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Trẻ được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn... chính là lý do để phụ huynh đồng ý.

 

Thấy được các lợi ích thiết thực của việc dồn điểm trường, nhân dân, phụ huynh trong xã đã tích cực hiến đất, mở rộng khuôn viên. Tiêu biểu như hộ ông Quách Tất Vở (xóm Yên Tân) hiến 1.200 m2, hộ ông Bùi Văn Thương (xóm Lương Cao) hiến 700 m2... Nhờ vậy, hiện nay tổng diện tích 5 điểm trường có 13.000 m2 (gấp 3 lần so với trước đây). Sau khi mở rộng được diện tích khuôn viên, nhà trường đã huy động các nguồn vốn như ngân sách giành cho giáo dục, chương trình phát triển vùng Yên Thủy, đơn vị bộ đội kết nghĩa kho KT789, đoàn thể và nhân dân địa phương xây dựng được 20 phòng học, hệ thống tường bao, cổng, nhà vệ sinh, bếp ăn bán trú. Hiện nay, cả 5/5 điểm trường đều có hệ thống nước lọc tinh khiết, tủ cơm ga, bình đựng thức ăn Inox chống độc, tủ sấy bát, vườn rau xanh... để 100% trẻ được ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nhà trường được trang bị đầy đủ các phòng chức năng như phòng bé vui học vi tính, phòng giáo dục thể chất - nghệ thuật, phòng y tế... đáp ứng tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

 

Năm học 2015 - 2016, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trường chỉ còn 3%, 100% trẻ 5 tuổi đủ điều kiện chuyển lên trường tiểu học. Tỷ lệ huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt 106% kế hoạch (vượt 6% kế hoạch do có 18 trẻ ở xã khác đến học), trẻ ở độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 83%. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tháng 2/2016, nhà trường đã vinh dự được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trở thành điểm sáng của sự nghiệp giáo dục vùng khó khăn.       

 

                                                                             

                                                             Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục