(HBĐT) - Anh Bạch Công Học, xã Tú Sơn (Kim Bôi) được cử đi học theo chính sách cử tuyển tại trường Đại học GTVT, tốt nghiệp năm 2008. Sau khi tốt nghiệp, do chưa được bố trí việc làm, anh tự tìm việc làm lao động tự do. Năm 2011, anh làm hợp đồng phụ trách giao thông - thuỷ lợi tại UBND xã Tú Sơn. Đến tháng 3/2016, anh có quyết định tuyển dụng vào chức danh công chức địa chính - xây dựng - môi trường - đô thị UBND thị trấn Bo (Kim Bôi), được phân công phụ trách địa chính - môi trường. Sau 8 năm tốt nghiệp đại học theo chế độ cử tuyển, anh Bạch Công Học mới được bố trí, sắp xếp việc làm.

 

Cùng ở xã Tú Sơn, anh Bùi Văn Vũ, xóm Trẹo được cử đi học theo chính sách cử tuyển tại trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Lâm sinh niên khoá 2002-2007. Năm 2008 anh nhận bằng tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, anh ở nhà chờ bố trí, sắp xếp công việc nhưng không được. Năm 2009 anh làm hợp đồng tại Lâm trường Lạc Sơn, đến năm 2011 nghỉ ở nhà làm kinh tế gia đình. Năm 2015 anh được bà con trong xóm tín nhiệm bầu làm trưởng xóm. Anh Vũ chia sẻ: Đến nay đã gần 10 năm tốt nghiệp nhưng tôi vẫn chưa có việc làm. Thời gian chờ đợi khá dài, tôi chỉ tự tìm việc làm thêm và làm kinh tế gia đình, cũng không rõ lý do vì sao chưa được tuyển dụng nên mong muốn được tỉnh, huyện quan tâm bố trí, sắp xếp để tôi có việc làm ổn định.

 

Đồng chí Bùi Mạnh Thởm, Trưởng phòng Nội vụ huyện Kim Bôi cho biết: Qua nắm thông tin, Kim Bôi là một trong những huyện có khá đông đối tượng được cử đi học theo chế độ cử tuyển. Những năm 2011, 2012, 2013, mỗi năm huyện có chừng 10 suất học cử tuyển. Về việc bố trí, sắp xếp việc làm cho những người đi học theo chế độ cử tuyển được huyện quan tâm. Trên thực tế, có những trường hợp sau khi tốt nghiệp họ tự xin đi làm việc nơi khác. Ngoài ra, tỉnh cũng bố trí, sắp xếp việc làm cho những đối tượng này. Đối với huyện thực hiện bố trí, sắp xếp việc làm cho những trường hợp Sở Nội vụ có danh sách gửi về huyện để huyện bố trí, sắp xếp việc làm.

 

Cụ thể trong giai đoạn 2012 - 2015, huyện tiếp nhận danh sách 6 trường hợp, đến nay đều đã được tuyển dụng. Các trường hợp này tốt nghiệp từ các trường Đại học Lâm nghiệp, Bách khoa, Xây dựng, GTVT, Công nghiệp Thái Nguyên. Trong đó có 2 trường hợp biên chế công chức huyện, 1 người làm việc tại Phòng NN &PTNT, 1 người làm việc tại Phòng Kinh tế hạ tầng, còn 4 trường hợp biên chế công chức xã, thị trấn, gồm 1 kế toán UBND xã Nuông Dăm, 1 công chức địa chính - môi trường UBND thị trấn Bo, 1 công chức địa chính -xây dựng UBND xã Bắc Sơn, 1 công chức văn phòng UBND xã Đông Bắc. Theo đồng chí Bùi Mạnh Thởm, qua theo dõi, chất lượng sinh viên cử tuyển của huyện khá tốt. Nhiều trường hợp tốt nghiệp đại học xếp loại khá. Về cơ bản các em được bố trí làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo. Một số ít trường hợp không hẳn phù hợp nhưng đều tiếp cận được với công việc.

 

Mặc dù vậy, có thể thấy thực tế không phải các sinh viên hệ cử tuyển ngay sau khi tốt nghiệp đều được bố trí việc làm mà phải chờ đợi thời gian khá dài. Thời gian đó họ phải tự tìm việc là lao động tự do hoặc ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông nghiệp, làm kinh tế gia đình. Cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước thì đối với người đi học, gia đình họ cũng phải chi phí để nuôi ăn học, sau khi tốt nghiệp không có việc làm thực sự là lãng phí cho bản thân người học theo chế độ cử tuyển và sự đầu     tư của Nhà nước. Đối với huyện Kim Bôi, ngoài trường hợp Bùi Văn Vũ còn có trường hợp Bùi Thu Thảo ở xã Cuối Hạ tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng cũng chưa được bố trí, sắp xếp việc làm.

 

Đồng chí Bùi Mạnh Thởm, Trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết thêm: Huyện đã xây dựng đề án vị trí việc làm, qua đó xác định vị trí nào thiếu huyện đăng ký cử đối tượng đi học. Đây là cơ sở để bố trí, sắp xếp việc làm cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp, khắc phục tình trạng sinh viên cử tuyển tốt nghiệp ra trường không biết bố trí, sắp xếp vào đâu do đã đủ các vị trí việc làm hoặc chuyên ngành đào tạo không đúng với vị trí cần tuyển dụng. Năm 2015, huyện đăng ký 4 chỉ tiêu cử tuyển các chuyên ngành tư pháp, kiến trúc, y và có 3 chỉ tiêu được các trường gọi sinh viên nhập học.

 

                                                                  Hà Thu  

 

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục