(HBĐT) - “Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Kèm theo đó là những vấn đề nổi cộm như xâm hại tình dục trẻ em, vi phạm Luật ATGT hay những hành động gây ô nhiễm môi trường,… xảy ra ở lứa tuổi học sinh là trăn trở của không ít giáo viên và các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để phòng tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra là vô cùng cần thiết”, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Tâm (Lạc Thủy) khẳng định.

Học sinh trường tiểu học Đồng Tâm (Lạc Thủy) thực hiện mô hình Một phút sạch trường trong giờ ra chơi.

 

Trường tiểu học Đồng Tâm có 14 lớp với 369 học sinh, 29 cán bộ, giáo viên. Những năm qua, nhà trường đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của BCH T.ư Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Theo đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em, chấp hành Luật ATGT đường bộ, ý thức bảo vệ môi trường… được nhà trường lồng ghép vào các hoạt động dạy học, ngoại khóa chủ yếu ở các giờ học đạo đức, tiếng Việt, các tiết chào cờ đầu tuần, giờ ra chơi và các buổi hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.

 

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao. Đồng chí Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trung bình từ 2-3 lần/tuần, vào giờ ra chơi mỗi buổi học, chúng tôi hướng dẫn học sinh thực hiện mô hình “một phút sạch trường”. Sau múa hát tập thể, trường sẽ phát một bản nhạc nói về môi trường trong vòng một phút. Trong một phút đó, học sinh phải nhanh chóng thu gom rác trên sân trường và khu vực lớp học của mình. Kết hợp mô hình này với việc tuyên truyền đã giúp các em nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường”.

 

Ngoài ra, vào những ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, của tỉnh, nhà trường thường xuyên giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế gắn với từng chủ đề, chủ điểm theo tháng. Ngày Thương binh-liệt sĩ 27/7 hằng năm, trường tổ chức cho học sinh đến gia đình mẹ liệt sĩ trên địa bàn xã giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa, tặng áo ấm và đồ dùng sinh hoạt. Hoạt động đó giúp các em hiểu hơn về sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh mang lại độc lập, tự do và cuộc sống như ngày hôm nay. Ngày 20/11, nhà trường tổ chức cho học sinh thi biểu diễn trang phục tự chế từ phế liệu với chủ đề “Bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”. Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, trường tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng và kết nạp đội viên mới. Thông qua các hoạt động thực tế giúp các em nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

 

Đối với cán bộ, giáo viên, nhà trường cũng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời, phát động phong trào thi đua “Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng”  đưa vào đăng ký thi đua của cá nhân, tổ chuyên môn hằng năm. Những cá nhân tiêu biểu của phong trào này được biểu dương trong nhà trường như cô giáo Đinh Thị Hương, Hà Thị Hải Vân,… Năm học 2015-2016, với thành tích xuất sắc toàn diện trên các mặt trong công tác giáo dục (100% học sinh đạt tiêu chuẩn về học lực, năng lực, phẩm chất), nhà trường vinh dự được nhận danh hiệu lá cờ đầu cấp tiểu học của tỉnh.

 

                                                                              Thanh Sơn

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục