Nguyễn Văn Quang  
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình tiền thân là Trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình. Năm 1958, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra cam go, quyết liệt ở Miền Nam, quân và dân Miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng CNXH, với trọng trách là hậu phương lớn chi viện cho Miền Nam. Ngày 1/4/1958, ngôi trường mang tên "Trường học - Công trường” do Tỉnh đoàn Hòa Bình đề xuất đã được thành lập theo Quyết định của Tỉnh ủy Hòa Bình. Sau đó trường đổi tên gọi là "Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình”.


Đến nay, trường PTDTNT THPT tỉnh có trên 80% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, là đội ngũ giáo viên cốt cán của ngành GD&ĐT tỉnh. 

 

Trong 32 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 1/4/1958 đến năm 1990), với mô hình "vừa học, vừa làm”, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, thầy và trò trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình đã nỗ lực phấn đấu, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, trở thành mô hình nhà trường điển hình được nhân rộng trên toàn quốc, được bạn bè quốc tế ghi nhận.

 Đặc biệt, ngày 17/8/1962, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình và cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường vô cùng vinh dự, tự hào được đón Bác Hồ về thăm. Người đã để lại bút tích tặng nhà trường "Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. Dấu ấn đó, lời căn dặn đó của Bác Hồ kính yêu chính là kim chỉ nam của nhà trường trong hơn nửa thế kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành.

 Bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của nhà trường là vào ngày 7/11/1991, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định cho phép trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình đổi tên thành trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, nằm trong hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc, có quy chế hoạt động riêng của trường chuyên biệt. Những năm qua, nhà trường đã từng bước thực hiện lộ trình hiện đại hóa và thực hiện chức năng giáo dục theo mô hình mới với mục tiêu đào tạo học sinh trở thành cán bộ nguồn dân tộc thiểu số (DTTS) cho các địa phương trong tỉnh và cả nước.

 Kế thừa truyền thống Thanh niên lao động XHCN trước đây, những năm qua, trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt”, dẫn đầu các trường THPT toàn tỉnh và các trường trong hệ thống dân tộc trên toàn quốc về chất lượng dạy và học.

 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường được quan tâm, trở thành hoạt động nổi bật, là điểm sáng góp phần tạo nên đội ngũ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết, năng động, sáng tạo, dẫn đầu về đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhà trường có trên 80% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có 16 giáo viên có trình độ thạc sỹ, chiếm 29,6% tổng số giáo viên, tăng 85% so với giai đoạn 1995-2005. Hàng năm có trên 98% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, từ 15 - 30% đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường được đầu tư ngày càng khang trang, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, học sinh. Đi đôi với đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường đã có nhiều cố gắng và có giải pháp sáng tạo trong quản lý, chăm sóc học sinh, giúp các em học sinh nội trú đảm bảo về sức khỏe và phát triển tốt về thể lực, duy trì nề nếp sống tự quản lành mạnh, văn hóa, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

 Với đặc thù là tỉnh miền núi, trên 70% dân số là người dân tộc thiểu số, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động tham mưu UBND tỉnh, Sở GD& ĐT, xây dựng nhà trường thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh người DTTS có tố chất, kiến thức và năng lực, tạo tiền đề để đào tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và cả nước. Theo đó, các em học sinh không chỉ đến trường để trau dồi, nắm bắt kiến thức mà còn được giáo dục toàn diện về đạo đức, kỹ năng sống và các kỹ năng xã hội khác. Trong giai đoạn 2006-2016, chất lượng dạy và học của nhà trường luôn được giữ vững, nâng dần về số lượng và chất lượng một cách bền vững. Hàng năm hạnh kiểm khá, tốt của học sinh đạt trên 97- 99%; học lực khá, giỏi nhiều năm đạt trên 80%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục được phát huy và đạt được nhiều thành tích xuất sắc với 869 học sinh giỏi cấp tỉnh, 14 học sinh giỏi quốc gia... Tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng, dự bị đại học hàng năm của trường không ngừng được nâng cao, nhất là giai đoạn 2010-2015 đạt tỷ lệ trên 90%.

 Kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình (17/8/1962 - 17/8/2017) là nguồn động viên, khích lệ để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú PTTH tỉnh Hòa Bình cùng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu giữ vững là đơn vị dẫn đầu ngành GD&ĐT của tỉnh và khối giáo dục DTTS toàn quốc. Để đáp ứng yêu cầu đó, thời gian tới, nhà trường tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có năng lực chuyên môn giỏi, trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, tác phong sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết gắn bó với nhà trường, luôn có khát vọng tiến bộ.

 2. Triển khai hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện và đào tạo học sinh có chất lượng, có trình độ học vấn phổ thông chất lượng cao. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp tâm lý, lứa tuổi và đặc điểm học sinh dân tộc, giúp học sinh có kỹ năng sống cơ bản.

 3. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Nâng cao trình độ cho giáo viên, nhân viên, tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học theo đúng quy định.

 4. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy học và học tập của học sinh. Tạo điều kiện, động viên cán bộ, giáo viên tự học và tham gia nghiên cứu khoa học và các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục