(HBĐT) - Sạch sẽ, hiện đại, đạt chuẩn, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi bước vào các lớp học của trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Đến thăm lớp 1A1, trước mắt chúng tôi là hệ thống máy tính nối mạng internet, máy chiếu, bảng phụ, điều hòa 2 chiều; cô và trò đang sôi nổi trong giờ học tiếng Việt nhờ có hình ảnh minh họa sinh động. Không khí lớp học sôi nổi, cởi mở; các em học sinh chủ động, tự tin, hứng thú với giờ học.


Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho các em học sinh học tập. 

Đưa chúng tôi đi thăm phòng nghỉ trưa, phòng ăn, phòng học bộ môn, thư viện... thạc sỹ Ngô Thị Thùy Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành được thành lập theo Quyết định số 212/QĐ-CĐSP của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình ngày 9/5/2017. Theo đó, trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành là trường phổ thông công lập, thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý về chuyên môn của Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình. Năm học này nhà trường có 3 lớp (2 lớp 1, 1 lớp 6) với tổng số 73 học sinh. Nhà trường thực hiện chương trình bán trú cho 100% học sinh. Nhà trường hiện có 34 cán bộ quản lý, giáo viên; trong đó có 14 đồng chí có trình độ thạc sỹ. Mục tiêu được nhà trường đặt ra là bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường, nâng cao kỷ cương nề nếp và chất lượng giáo dục sẽ chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị các kỹ năng cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh đối với gia đình và cộng đồng. Từng bước xây dựng hình ảnh học sinh mới: chủ động, sáng tạo, tích cực và hội nhập, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh và toàn xã hội.

Để cụ thể hóa mục tiêu đó, nhà trường đã điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành phù hợp với định hướng giáo dục của nhà trường và tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Chú trọng các hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Nhà trường lược bớt nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, tinh giản nội dung không phù hợp; chuyển hình thức học một số môn như: mỹ thuật, âm nhạc... thành hình thức học, sinh hoạt mô hình câu lạc bộ. Thời gian học buổi 1 tập trung vào các môn học kiến thức cơ bản, buổi 2 dành cho các môn học theo câu lạc bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu kém.

Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Một nội dung quan trọng được nhà trường hết sức chú trọng đó là nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Nhà trường đưa tiếng Anh vào dạy ngay từ lớp 1 nhằm tạo môi trường ngôn ngữ cho học sinh. Đối với lớp 6, thực hiện dạy học tiếng Anh theo chương trình mới. Thực hiện tốt việc đổi mới, kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực; tạo điều kiện cho học sinh phát triển việc sử dụng năng lực trong các tình huống cụ thể. Nhà trường cũng thực hiện nghiêm túc việc dạy học tự chọn với môn giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm (khối lớp 6) và môn tin học, tiếng Anh (khối lớp 1). Sau 3 tháng hoạt động, công tác chuyên môn, nề nếp của nhà trường dần ổn định. Bước đầu giáo viên và học sinh đã làm quen, thích ứng với phương pháp giáo dục, định hướng hoạt động của nhà trường.

Dương Liễu

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục