(HBĐT) - Sau mưa lũ lịch sử vào tháng 10/2017, đường lên xã vùng cao Bắc Sơn (Tân Lạc) còn ngổn ngang, hiểm trở. Đất, đá trên các sườn đồi trôi xuống che lấp đường đi. Con dốc tiếp theo đường bị sạt lở hàm ếch mất quá nửa. Từng chiếc xe ô tô "rón rén” bò qua, người ngồi trên xe nín thở. Những đợt không khí lạnh tăng cường cuối năm càng làm con đường đến trường của trẻ vùng cao vốn đã gập ghềnh, giờ càng thêm buốt giá. Thật ấm lòng khi ngược lên con dốc, trước mắt chúng tôi là trường TH&THCS Bắc Sơn khang trang. Trong các phòng học, thầy và trò cùng say sưa với bài giảng.


Đồng chí Hà Văn Huê, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết: Bắc Sơn là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Tân Lạc. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 60%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 14 triệu đồng. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng bao năm nay người dân Bắc Sơn vẫn cố gắng chắt chiu miếng cơm, manh áo để con em được đến trường học tập. Truyền thống hiếu học chính là một trong những điểm đáng tự hào nhất của địa phương. Bắc Sơn chính là nơi ra đời phong trào "Tiếng trống khuyến học”, sau đó lan rộng ra các xã trên toàn huyện và nay là toàn tỉnh. Cứ 19 giờ, khi nghe tiếng trống khuyến học nhắc nhở, các gia đình đều tắt hết các thiết bị âm thanh để con em học bài. Thôn, xóm cử người đến từng hộ gia đình kiểm tra.


Các phòng học của trường TH&THCS Bắc Sơn được kiên cố hóa, trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy.

Với truyền thống hiếu học đó nên mặc dù đời sống còn thiếu thốn, dân trí không đồng đều, địa hình cách trở nhưng tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi của xã luôn đạt cao. Đặc biệt như tỷ lệ huy động trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ đến trường đạt 86% (trung bình toàn huyện đạt gần 40% - PV), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đến trường đạt 100%. Không dừng lại ở việc huy động trẻ đến trường, những năm gần đây, Bắc Sơn đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, từng bước "đuổi kịp” vùng thuận lợi. Bắc Sơn là một trong những xã vùng cao đầu tiên của huyện Tân Lạc có học sinh giỏi cấp tỉnh.

Trao đổi về những bứt phá để nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, cô giáo Đoàn Thị Ngân, Hiệu trưởng trường TH&THCS Bắc Sơn cho biết: Với đặc thù xa trung tâm huyện, do đó học sinh trong trường nhiều em nhút nhát, giao tiếp chưa thạo tiếng phổ thông, nhất là các em khối tiểu học. Chình vì vậy, nhà trường luôn chú trọng tổ chức các hoạt động để các em được vui chơi, giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên tăng cường kiểm tra việc học bài của học sinh ở nhà. Ban giám hiệu, phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm gia đình học sinh để phối hợp trong việc giáo dục phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ tháng 10 hàng năm. Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác chuyên môn; tích cực tham gia các chương trình thi, giao lưu do phòng GD&ĐT tổ chức. Để nâng cao chất lượng giáo dục, yêu cầu đầu tiên đặt ra là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Do đó, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi, động viên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên học tập, nâng cao trình độ. Trình độ cán bộ quản lý, giáo viên ở cả 3 cấp học đều đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn trên 50%. Năm học vừa qua ở cả 3 cấp học có 18/30 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện.

Nhờ vậy năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học của nhà trường đạt 100%, có 4 em tham dự giao lưu viết chữ đẹp cấp huyện được công nhận, tham dự giao lưu học sinh lớp 5 đoạt giải 3 toàn đoàn. ở bậc THCS, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 19%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 96%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 100%. Nhà trường có 18 học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa. ở bậc mầm non, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt hơn 94%, đặc biệt là tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm dưới 3%. Liên tục những năm học gần đây, trung bình mỗi năm, xã có từ 3 – 4 em thi đỗ vào các trường đại học. Những kết quả này tiếp tục khẳng định sự bứt phá của giáo dục vùng cao Bắc Sơn. Đồng thời tạo sức lan tỏa mạnh mẽ để các xã vùng khó khăn của huyện Tân Lạc nói riêng, tỉnh ta nói


Dương Liễu

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục