(HBĐT) - Số liệu thống kê kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 của tỉnh ta cho thấy, trong 7.646 bài thi môn tiếng Anh thì có đến 7.135 bài có điểm thi dưới trung bình, chiếm hơn 93%. Con số này được nhận định là phản ánh khá chính xác công tác dạy, học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở tỉnh ta. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018 – 2019.


Giờ học tiếng Anh của học sinh lớp 6 trường TH&THCS Tân Thành (xã Tân Thành, huyện Lương Sơn).

Năm học 2017 – 2018, Sở GD&ĐT tập trung chỉ đạo tổ chức dạy học tiếng Anh đối với các trường đủ điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất. Toàn tỉnh có 94,4% trường tiểu học dạy tiếng Anh cho học sinh, trong đó có 26,6% học sinh tiểu học được học tiếng Anh 4 tiết/tuần. 23% học sinh THCS, 20% học sinh THPT được học chương trình tiếng Anh 10 năm theo Đề án ngoại ngữ 2020. Sở chỉ đạo đa dạng hóa các chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Đồng thời tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm. Tập trung bồi dưỡng về phương pháp dạy môn tiếng Anh đối với giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn về năng lực hoặc chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ. Bố trí dạy 4 tiết/tuần đối với giáo viên tiểu học đạt bậc 4 (B2) trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ; khuyến khích trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và một số trường có điều kiện dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn toán và các môn tự nhiên.

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2025 với mục tiêu là tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ và học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc. Mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2020 có khoảng 15% trường mầm non đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tiếp cận tiếng Anh; đến năm 2025 có ít nhất 30% trường mầm non được tiếp cận với ngoại ngữ.

Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020 có 73% trường tiểu học, 50% trường THCS, 61% trường THPT được học chương trình tiếng Anh 10 năm; đến năm 2025 phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học ngoại ngữ 10 năm.

Đối với giáo viên, mục tiêu đề ra là đến năm 2020 có 80% giáo viên tiểu học, 50% giáo viên THCS và 30% giáo viên THPT đạt chuẩn trình độ tiếng Anh theo quy định của cấp học.

Để từng bước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, hiện nay, ngành GD&ĐT tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngoại ngữ cả về số lượng và bảo đảm chất lượng; tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ, nhất là đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận quốc tế. Đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng kỹ năng nghe, nói của học sinh trong tỉnh bằng việc tăng cường giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông với giáo viên bản xứ; mời các tình nguyện viên về dạy tiếng Anh và tổ chức các hoạt động hỗ trợ như tổ chức thi hùng biện tiếng Anh, Olympic tiếng Anh, tài năng tiếng Anh dành cho học sinh và giáo viên tiếng Anh.

Dương Liễu

 



Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục