(HBĐT) -Học sinh tiểu học được phụ huynh đưa đón đến trường không đội mũ bảo hiểm, học sinh THPT đi xe mô tô trên 50 cm3… Đó là những tồn tại, hạn chế trong việc đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trường học trên địa bàn tỉnh ta.



Đội Cảnh sát giao thông - Công an TP Hòa Bình tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ tại trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình). 

Theo quan sát thực tế cũng như kết quả kiểm tra của Sở GD&ĐT cho thấy, công tác đảm bảo ATGT tại các đơn vị, trường học nổi lên vấn đề học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Cụ thể, có những trường chiếm trên 90% học sinh tiểu học được phụ huynh đưa đón bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, kể cả số học sinh lớp 1 vừa được phát mũ bảo hiểm. Cụ thể như các trường tiểu học: Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu (TP Hòa Bình), Kim Bình (Kim Bôi), tiểu học và THCS Cửu Long (Lương Sơn)… Học sinh THPT không đội mũ bảo hiểm chiếm trên 70%, đi mô tô trên 50 cm3 chiếm đến 30% tại một số trường như: THPT Kim Bôi, THPT Lương Sơn…

Ngoài ra, khảo sát thực tế cho thấy, ý thức một số học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông còn chưa cao. Một số học sinh đi xe đạp hàng ba, hàng tư; vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư; cầm ô khi đi xe máy, xe đạp, lạng lách, đánh võng… Một số ít cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên chưa chấp hành thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ trong quá trình điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Nguyên nhân của những vi phạm này được xác định là do công tác tuyên truyền về triển khai thực hiện bảo đảm ATGT ở một số đơn vị, trường học còn hạn chế dẫn đến ý thức khi tham gia giao thông chưa cao... Thực trạng này tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT, tai nạn giao thông.

Để từng bước giải quyết những tồn tại, hạn chế đã, đang diễn ra trong công tác đảm bảo ATGT trường học, đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Các đơn vị, trường học sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cho học sinh, sinh viên về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Quán triệt cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc không lái xe vượt quá tốc độ, không lái xe sau khi uống rượu, bia; không sử dụng điện thoại khi lái xe và tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, ATGT. Tập trung phổ biến, tuyên truyền nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông; các quy định xử phạt vi phạm đối với người tham gia giao thông. Tuyên truyền, trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng về phòng tránh tai nạn đuối nước và phải mặc áo phao khi đi các phương tiện giao thông đường thủy. Đồng thời tiếp tục phổ biến, tổ chức ký cam kết với cha mẹ học sinh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện tham gia giao thông. Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe tham gia giao thông.

Ngành GD&ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ và các trường hợp do cơ quan công an, thanh tra giao thông xử lý thông báo về trường. Các đơn vị trường học phải cam kết với Sở GD&ĐT về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATGT tại đơn vị.

                                                                                                 Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục