Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuối tháng 3 này các trường phải chốt phương án chọn sách giáo khoa lớp 1 mới, nhưng hiện nay giáo viên chưa được cầm sách.


Hà Nội vừa tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu các bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phê duyệt. Đây cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện việc này.

Mới được xem... bìa sách

Tuy nhiên, ngày 31-12-2019, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều giáo viên tiểu học ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm cho hay họ hoàn toàn chưa được tiếp cận các bộ sách này. "Chỉ được xem bìa và lời giới thiệu" - một giáo viên dạy tại quận Hoàn Kiếm cho biết. Cô giáo này cũng bày tỏ mong muốn được tiếp cận đủ 5 bộ sách để nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng. Đọc hết 32 đầu SGK lớp 1 và đưa ra quyết định chính xác, phù hợp đòi hỏi tất cả thành viên trong hội đồng phải nghiên cứu, so sánh ưu điểm, nhược điểm giữa các bộ sách. Điều này không thể làm vội vàng.

Theo Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, UBND cấp tỉnh quyết định lựa chọn SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để kịp tiến độ "thay sách" lớp 1 theo đúng quy định từ năm học 2020-2021, SGK lớp 1 mới sẽ do cơ sở giáo dục lựa chọn theo quy định tại Nghị quyết 88 của Quốc hội. Theo đó, mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập một hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập một hội đồng. Hội đồng có ít nhất 11 người, trong đó chiếm 2/3 là tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.


Giáo viên tham khảo bộ SGK Cánh diều, hiện nay các bộ sách vẫn chưa đến được tay giáo viên

Đối chiếu theo quy định này, vai trò của giáo viên và các tổ trưởng, tổ phó bộ môn là rất lớn trong việc chọn sách. Nhưng với tiến độ như hiện nay, nhiều giáo viên băn khoăn liệu bao nhiêu phần trăm số lượng giáo viên tham gia chọn SGK hiểu rõ chương trình mới và ý tưởng của các bộ sách, khi mà thời hạn cuối đã đến rất gần và SGK thì vẫn chưa đến tay giáo viên?

"Không chỉ các giáo viên mà lãnh đạo phòng GD-ĐT và các trường ở các quận, huyện cũng đều sốt ruột muốn có được đầy đủ cả 5 bộ sách lớp 1 để nghiên cứu, tìm hiểu. Giáo viên muốn lựa chọn sách nào thì ít nhất trong tay phải có cuốn sách đó, nên đề nghị sở có hướng giải quyết để ít nhất mỗi nhà trường phải có đủ 5 bộ sách" - một đại diện của Phòng GD-ĐT quận Ba Đình cho biết.

Bà Vương Thị Minh Hải - Phó trưởng Phòng GD-ĐT thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội - cũng nhấn mạnh sách mới có càng sớm càng tốt để không chỉ nhà trường tìm hiểu mà còn là thông tin để tuyên truyền đến phụ huynh học sinh.

Giáo viên phải "mua nợ" SGK?

Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội Phạm Xuân Tiến, do SGK chưa có giá bán ra thị trường nên các NXB chỉ tặng một số lượng nhất định cho các phòng GD-ĐT.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một giáo viên cho hay các giáo viên được gợi ý tạm thời "mua nợ" bản mẫu SGK của các NXB để nghiên cứu nhưng họ không đồng ý. "Lương giáo viên thấp, còn trăm thứ để chi tiêu nên chúng tôi không có tiền để mua nợ SGK" - giáo viên này cho hay.

Bà Vương Thị Minh Hải cũng cho rằng địa phương và các nhà trường không có tiền để chi trả cho việc thẩm định sách. "Các đơn vị muốn giới thiệu sách để chúng tôi lựa chọn thì hãy gửi sách cho chúng tôi mượn. Chúng tôi cam kết khi chọn xong sẽ trả lại sách mẫu chứ không "mua chịu" SGK của các NXB" - bà Hải cho hay.

Theo ông Ngô Văn Chức, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, các NXB muốn giới thiệu sách để giáo viên tìm hiểu, lựa chọn thì nên đưa toàn bộ các bản mẫu SGK lên trang web của mình để ai cũng có thể đọc, tìm hiểu và nghiên cứu sách đã được phê duyệt, thay vì phải chờ đợi định giá sách.

Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các NXB phải khẩn trương thực hiện thủ tục để kịp thời công bố giá SGK để các trường, các địa phương chọn lựa. Việc công bố giá SGK lớp 1 phải được hoàn thành trước ngày 15-2. Phương án triển khai cung cấp SGK lớp 1 đến các địa phương của các NXB cần được thực hiện khẩn trương và báo cáo trước ngày 15-1. 

Theo Báo Người lao động

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục