Lo ngại ảnh hưởng chất lượng học tập, một số trường, địa phương đã tổ chức nhiều hình thức dạy học trực tuyến trong bối cảnh học sinh toàn quốc nghỉ học kéo dài để phòng chống dịch bệnh virus corona mới.

 Học sinh học trực tuyến. Ảnh: website trường Wellspring

 

Học sinh học trực tuyến. Ảnh: website trường Wellspring.

 

Từ khi Hà Nội có thông báo cho học sinh nghỉ học đợt 1, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh đã lập kế hoạch duy trì nhiệm vụ học tập trực tuyến cho học sinh.

Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng cho biết, đã họp và giao nhiệm vụ cho giáo viênlập từng nhóm phụ huynh theo môn học để giao bài tập từng ngày. Phụ huynh in ra, học sinh làm bài tập sau đó chụp ảnh bài gửi lại, giáo viên sẽ chấm, sửa hàng ngày. Học sinh thắc mắc sẽ được trực tiếp nói chuyện, trao đổi với giáo viên. Giáo viên chấm, trả các bài có nội dung tốt nhất hoặc bài sai nhiều nhất để các em rút kinh nghiệm.Trường có cân nhắc đến việc giáo viên quay video hoặc trực tiếp dạy qua mạngtheo nội dung từng bài học, tuy nhiên khi thăm dò ý kiến, một số phụ huynh không đồng tình vì lo ngại con thoát nội dung buổi học vào các nội dung khác trên mạng mà gia đìnhkhông quản lý được. Học sinh của trường trong độ tuổi từ 12 đến 18 nhưng nhiều gia đình hiện vẫn chưa cho con sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính nối mạng.

Bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS - THPT Newton (Hà Nội) cho biết, học sinh làm bài trên hệ thống học tập trực tuyến của trường hoặc giáo viên gửi bài tập hàng ngày cho học sinh.

Giáo viên quay các đoạn video theo từng môn, từng bài giảng để đưalên các kênh như: youtube, facebook; viber hoặc đẩy lên hệ thống học tập của nhà trường để học sinh xem, nghe video và làm bài tập.

Trường Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring (Hà Nội) đã xếp thời khóa biểu trực tuyến cho cả 3 cấp học với các môn học trên các hệ thống online như Email, Facebook Social Learning, Edmodo… Các giáo viên gửi tài liệu, giải đáp, hướng dẫn, tương tác các bài học trực tuyếnvới học sinh cũng như chấm chữa bài, chấm điểm, đánh giá, qua hệ thống hàng ngày.

Trong khi đó, các trường tiểu học, THCS, THPT thuộc khối công lập ở Hà Nội, đến đợt nghỉ thứ 2 đã giao bài tập cho học sinh. Bài tập của học sinh lớp 1 khá đơn giản như việc mỗi ngày học sinh tập viết 1 tờ giấy, đọc 1 quyển truyện và thực hiện các dạng đề kiểm tra học kỳ I của những năm trước.

Sử dụng nhiều ứng dụng dạy học online

Bà Văn Liên Na cho rằng, dạy học trực tuyến giáo viên vất vả hơn nhiều. Ngoài việc soạn hàng chục bài tập cho các lớp mỗi ngày, họ thường xuyên phải trực tuyến để học sinh hỏi bài, chữa bài. Ví dụ như môn Ngoại ngữ, một đề bài tập giáo viên phải ra dài đến 5-7 trang giấy.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết, đã giao giáo viên dạy học qua các kênh như: Facebook, Zalo…Trong đó, học sinh chủ yếu được giao bài tập, thực hiện xong sẽ nộp lại cho giáo viên chấm điểm, báo cáo kết quả hàng ngày. "Địa phương chưa thể tổ chức cho giáo viên giảng bài trực tuyến vì một số huyện miền núi, khó khăn về cơ sở vật chất, mạng internet”, ông Thành nói.

Sau khi có quyết định nghỉ học Sở GD&ĐT Đà Nẵngphối hợp với VNPT cung cấp miễn phí ứng dụng VnEduTeacher và VnEducconect (ứng dụng dùng cho điện thoại) nhằm hỗ trợ cho giáo viên gửi bài tập từ file hình ảnh, word cũng như chấm điểm qua mạng cho học sinh.

Ngoài ra, giáo viên còn tổ chức dạy học trực tuyến thông qua Mạng xã hội học tập ViettelStudy.

Mỗi học sinh sẽ có một tài khoản và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả bài tập của học sinh được thể hiện trên tài khoản, giúp giáo viên dễ dàng kiểm tra.

Trả lời báo chí, lãnh đạo các sở GD&ĐT ở một số địa phương cho hay, chỉ số ít trường học thực hiện giao bài tập cho học sinh, còn lại các em được nghỉ ngơi hoàn toàn vì nhiều lý do như: không có mạng, học sinh nhỏ tuổi; gia đình học sinh không sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính….

Trước đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu, trong thời gian học sinh nghỉ học, các nhà trường thông qua giáo viên duy trì liên lạc với gia đình, học sinh để giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Trường ĐH ưu tiên học trực tuyến

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã đưa vào sử dụng hình thức học Blended Learning (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) cho các hệ đào tạo ĐH, sau ĐH, chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao.

Trong thời gian này, nhà trường đã và đang tiếp tục tập huấn cho 800 giảng viên; hoặc giảng viên có thể học tại nhà thông qua hệ thống LMS (Learning Management System là phần mềm giúp phân phối các tài liệu eLearning). Từ ngày10/2, giảng viên và sinh viên sẽ học tập, tương tác qua hệ thống Blended Learning. Số lớp học phần dự kiến triển khai ít nhất là 2.000/3.000 lớp 1 học kỳ. Số sinh viên được tham gia là 22.000 người.

Trong khi đó, TS Dương Thăng Long, Phó hiệu trưởng trường ĐH Mở, Hà Nội cho biết có 8 ngành đang đào tạo trực tuyến cho sinh viên chính quy. Mỗi một ngành khoảng 40 học phần. "Hệ thống học trực tuyến giúp chúng em không bị gián đoạn quá trình tiếp nhận kiến thức đồng thời đảm bảo kế hoạch học tập theo tín chỉ của từng sinh viên”, Đào Thu Phương, sinh viên Khoa Kinh tế chia sẻ.

TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng ĐH Mở Hà Nội cho biết thêm, nhà trường đã yêu cầu các đơn vị cập nhật báo cáo cứ 4 giờ/lần về tình hình làm việc, học tập trực tuyến và công tác chuẩn bị phòng, chống dịch. Vào 17h hàng ngày, thường trực Ban Chỉ đạo tập hợp số liệu để phân tích, đưa ra hướng đi trong thời gian tiếp theo và báo cáo các cơ quan chức năng.

Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TSNguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, trong thời gian nghỉ học, những môn học trực tuyến vẫn diễn ra bình thường. Các khoa, các môn vẫn kiểm soátđược số lượng, tần suất học của sinh viên. Hiện nay, trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 50 môn học trực tuyếntrong tổng số 1.200 môn/học kỳ. Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, với giáo dục ĐH, nhất là các trường kỹ thuật, không thể đào tạo trực tuyến thuần túy, vì giảm chất lượng. Có thể triển khai50% số môn online hoặc tùy thuộc vào từng môn. Ví dụ có môn 70% kiến thức học online, 30% học trực tiếp hoặc 50% - 50%.

 Theo TPO


 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục