(HBĐT) - Ngày 31/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc để rà soát công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh và các đại dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cả nước có trên 90 vạn thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT, tăng hơn 13.500 thí sinh so với năm trước, kỳ thi sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 9 – 10/8. Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được chuẩn bị cơ bản. Bộ GD&ĐT đã có những hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, ngoài bên việc đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, cần tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho học sinh, cán bộ coi thi và cả cộng đồng.

Đối với tỉnh Hòa Bình, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 toàn tỉnh có trên 9.200 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, có trên 7.600 thí sinh THPT, 896 thí sinh GDTX và 699 thí sinh tự do. Toàn tỉnh có 37 điểm thi, các điểm thi đảm bảo có đủ các điều kiện cơ sở vật chất. Các phương án xử lý các sự cố bất thường về thời tiết, dịch Covid-19; công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra… đã được xây dựng chuẩn bị cho kỳ thi.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận, tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi như: Rà soát để đảm bảo không bỏ sót hồ sơ ĐKDT của thí sinh; đối chiếu để đảm bảo chính xác các thông tin ĐKDT; nên phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để xác minh nhân thân, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của các CB, GV tham gia khâu trọng yếu của kỳ thi như in sao, vận chuyển đề thi; Ban làm phách; Ban Chấm thi… Đồng thời, lựa chọn các địa điểm sao cho thuận lợi cho công tác an toàn, bảo mật. Chú ý xác lập 3 vòng độc lập đối với khu vực in sao, vô hiệu hóa mạng Internet và Wifi tại khu vực in sao; dán kín (có niêm phong) các cửa sổ, cửa chính sát nhà dân, đường giao thông…

Các đại biểu cũng đã giành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận, đề xuất các vấn đề liên quan để tháo gỡ khó khăn phát sinh do diễn biến phức tạo của dịch Covid-19.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ghi nhận những nỗ lực của các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian tổ chức kỳ thi chỉ còn ít ngày nữa, do đó, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung cao độ cho việc rà soát, hoàn tất các khâu chuẩn bị của kỳ thi. Đồng chí Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý phải có phương án kỹ lưỡng, chu đáo, chủ động giải quyết các tình huống phát sinh để đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi; đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, thí sinh tham dự kỳ thi.

Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục