(HBĐT) - Tháng 9/1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cả nước có 95% dân số bị mù chữ. Trước tình hình đó, ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để trông coi việc học trên toàn cõi Việt Nam.



Ngành GD&ĐT tích cực phối hợp với Hội Khuyến học các cấp trang bị sách, báo cho các Trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Cùng với cả nước, phong trào bình dân học vụ trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đồng bào các dân tộc nô nức đi học các lớp xóa mù chữ (XMC) với phương châm: con dạy cha, vợ dạy chồng, người biết chữ dạy người không biết chữ. Thực hiện lời dạy của Bác, đến năm 1960, Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 1/7/1961, Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào, cán bộ, giáo viên trong tỉnh, trong đó, Người dạy: "Tôi rất vui lòng thay mặt T.Ư Đảng và Chính phủ gửi lời khen ngợi tỉnh nhà, là tỉnh miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ... Thắng lợi vẻ vang đó là do sự cố gắng của toàn thể đồng bào và cán bộ, do chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta... Nhưng đồng bào và cán bộ ta chớ vì thắng lợi mà tự mãn. Chúng ta phải cố gắng hơn nữa, đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hóa để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân… ”.

Tiếp nối phong trào bình dân học vụ từ mùa thu năm 1945 đến nay, công tác XMC luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, nòng cốt là ngành GD&ĐT quan tâm triển khai. Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Công tác XMC hiện nay là sự kế thừa, phát huy cao độ phong trào bình dân học vụ những năm xưa. Những năm qua, Sở đã tăng cường tổ chức các hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đối với công tác XMC. Các địa phương chủ động tổ chức điều tra đến hộ gia đình, thu thập thông tin chính xác về số người mù chữ, tái mù chữ trên địa bàn; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chống mù chữ. Trong năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh đã mở được 3 lớp giáo dục tiếp tục sau biết chữ với 63 học viên; 2 lớp bổ túc THCS với 34 học viên, đối tượng học là người dân tộc thiểu số. Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục đa dạng hình thức học sau XMC, thông qua học chuyên đề tại các Trung tâm Học tập cộng đồng theo hình thức phù hợp, góp phần chống tái mù chữ cho học viên mới biết chữ. Trung bình mỗi năm, các huyện, thành phố hỗ trợ trên 450 triệu đồng chi cho công tác phổ cập giáo dục (PCGD), XMC.

Thực hiện hiệu quả công tác XMC, đến nay, số người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ mức độ 1 đạt 99,69%; biết chữ mức độ 2 đạt 98,21%; toàn tỉnh chỉ còn 1.825 người mù chữ, chiếm 0,31%. Hiện, 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; PCGD tiểu học mức độ 3; PCGD THCS mức độ 2 và XMC mức độ 2 (đạt chỉ tiêu Quyết định số 89/QĐ-TTg).

Thực hiện phong trào bình dân học vụ trong thời kỳ đổi mới, hiện nay, công tác giáo dục sau XMC được tập trung vào việc thực hiện cập nhật kiến thức, công tác dạy nghề, chuyển giao công nghệ; phát triển ngoại ngữ, tin học cho mọi đối tượng, trong đó, tập trung cho đối tượng là hàng vạn nông dân trong độ tuổi lao động. Ngoài hệ thống  Trung tâm GDNN - GDTX, 100% xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm Học tập cộng đồng, góp phần quan trọng thực hiện PCGD trên địa bàn tỉnh. Ngành GD&ĐT tích cực củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng PCGD, XMC, PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD THCS và từng bước thực hiện PCGD bậc trung học ở những nơi có điều kiện, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.

 
Dương Liễu

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục