(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sáp nhập mạng lưới trường, lớp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đến nay, toàn huyện Tân Lạc đã giảm được 24 trường so với năm 2015. Đội ngũ nhà giáo được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm với gần 20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; đội ngũ nhà giáo là đảng viên chiếm 60%; trên 73% cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.


Trường Mầm non Mãn Đức được đầu tư cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Việc huy động học sinh ra lớp đều tăng qua các năm, trong đó, nhà trẻ tăng gần 19% so với năm 2015. Đặc biệt, cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư; đảm bảo các chế độ cho học sinh thuộc diện được hưởng theo quy định của Nhà nước. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, xã hội hoá giáo dục và hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì tốt. Để có được kết quả đó, những năm qua, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.

  Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất các trường mầm non trên địa bàn huyện, đồng chí Bùi Văn Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Huyện luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học các trường học trên địa bàn huyện nói chung, bậc học mầm non nói riêng. Hiện, toàn huyện có 254 nhóm lớp trẻ bậc mầm non đã có đủ 254 phòng học, tỷ lệ phòng kiên cố chiếm trên 77%. Tổng số 31 bếp ăn với 23 bếp đạt yêu cầu. Toàn huyện có 109 phòng chức năng, 45 công trình vệ sinh giáo viên, 127 công trình vệ sinh cho trẻ. Nhờ cơ sở vật chất được cải thiện, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt trên 75%. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ có sự chuyển biến tích cực, 100% trẻ ra lớp được theo dõi biểu đồ sức khỏe theo quy định. Tỷ lệ trẻ trong các độ tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm so với đầu năm học. 100% trường mầm non bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn thể chất và tinh thần, không có ngộ độc, tai nạn thương tích xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhiều giải pháp cụ thể đã được huyện triển khai, như tham mưu quy hoạch mạng lưới các chi điểm trường, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập trường tiểu học, THCS thành trường TH&THCS; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục học sinh; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực học đường...
Phòng GD&ĐT đã phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp. Đồng thời, tích cực tham mưu UBND huyện tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các nhà trường; chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định. Chăm lo phát triển giáo dục vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc; quan tâm thực hiện các quy định đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách.

Các nhà trường chủ động, tích cực trong việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học; tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu kém các cấp học, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; đề ra nhiều giải pháp chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Qua đó, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh có sự chuyển biến tích cực, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch. Năm học 2019 - 2020, huyện có 226 học sinh giỏi cấp huyện. Môn Tiếng Anh đã thực hiện dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tập trung phát triển kỹ năng nghe và nói...

Trao đổi về những giải pháp đang và sẽ được tiếp tục triển khai, đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết thêm: Huyện tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm, chăm lo công tác giáo dục dân tộc, tăng cường giáo dục hướng nghiệp gắn với đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong tình hình mới. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu theo từng cấp học, môn học, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 42% trường học đạt chuẩn quốc gia.

  Dương Liễu

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục