(HBĐT) - Trường mầm non Suối Hoa, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) có 11 lớp với 182 trẻ, chủ yếu là con em người dân tộc Mường. Từ năm học 2017 - 2018, nhà trường đã nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện mô hình "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các hoạt động trải nghiệm cho bé”.


Học sinh trường mầm non Suối Hoa, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) nghe giới thiệu về các đồ dùng, nông cụ truyền thống của dân tộc Mường.

Cụ thể, nhà trường đã chú trọng xây dựng các góc hoạt động trong lớp, góc nhà sàn, chợ quê, góc các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Mường ở không gian sân trường. Đồng thời cải tạo sân chơi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ. Tổ chức nhiều hoạt động để trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, làm bánh ngày xuân, phiên chợ dân tộc vùng cao. Qua đó, góp phần phát triển thể chất, thẩm mỹ và giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảm nhận, lưu giữ sâu sắc về các nét đẹp đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đến nay, nhà trường đã may được hơn 100 bộ trang phục dân tộc Mường cho học sinh, 100% giáo viên là người dân tộc Mường có trang phục truyền thống. Các mô hình nhà sàn dân tộc Mường, khu vực trưng bày đồ dùng, nông cụ dân tộc Mường trở thành góc hoạt động trải nghiệm bổ ích, yêu thích của các bé. Từ mô hình của trường đã được nhân rộng ra nhiều trường trên địa bàn thành phố và các huyện.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Bên cạnh những thuận lợi như sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh, khi triển khai mô hình trường cũng gặp một số khó khăn. Đóng trên địa bàn vùng sâu, xa, phụ huynh phần lớn là hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về tài chính nên việc thu nộp hoặc ủng hộ đối với nhà trường hạn chế. Đường đi quanh co, đèo dốc, xa địa bàn trung tâm, khó mua bán, vận chuyển các loại nguyên liệu thực hiện mô hình… Để khắc phục những vấn đề này, nhà trường đã huy động phụ huynh đóng góp tre, nứa, ngày công, dần dần hoàn thành các mô hình nhà sàn, hoặc vận động phụ huynh ủng hộ các vật dụng, nông cụ để hoàn thành khu vực trưng bày; ủng hộ kinh phí may trang phục dân tộc cho các bé. 

Sau khi đã có cơ sở vật chất, nhà trường nghiên cứu, định hướng cho giáo viên tổ chức nhiều hoạt động đa dạng như: Nhảy sạp, múa Mường, hát đối, đóng kịch, làm bánh dân tộc, chơi trò chơi dân gian, đi chợ bản Mường... Cũng như bồi dưỡng kiến thức, khuyến khích giáo viên cùng tham gia các hoạt động văn hóa giao lưu với Hội Phụ nữ xã, các ngày hội ở địa phương để có nhiều trải nghiệm, có kiến thức hướng dẫn, tổ chức cho trẻ các hoạt động đặc trưng đậm nét văn hóa dân tộc Mường.

Sau khi triển khai hơn 3 năm nay, mô hình ngày càng phát triển về cả bề rộng và chiều sâu. Giáo viên tích cực nghiên cứu, tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang bản sắc văn hóa dân tộc cho trẻ. Nhiều trường học trên địa bàn thành phố cũng như các huyện lân cận đã đến thăm quan, học tập mô hình hiệu quả này của nhà trường.
Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Thông qua mô hình, trẻ không chỉ được biết thêm về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, mà các em còn được bồi đắp thêm vốn ngôn ngữ, hiểu biết về cội nguồn, nâng cao ý thức dân tộc và tình yêu quê hương, làng bản. Đây là mô hình giáo dục phù hợp với đặc điểm các trường học vùng dân tộc thiểu số; là một cách làm hay, sáng tạo nhằm kêu gọi sự chung tay, sẻ chia khó khăn của phụ huynh với nhà trường để nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã tích cực, chủ động trong việc tìm tòi các biện pháp, hình thức hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc để ứng dụng vào hoạt động dạy trẻ, cho trẻ trải nghiệm tốt hơn. Từ đó trẻ cảm thấy thân thiện, gần gũi, gắn bó với trường, lớp và biết giữ gìn, yêu nét đẹp bản Mường.

Dương Liễu

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục