(HBĐT) - Sáng 18/6, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện đề án "Xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.


Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị.

Đề án "Xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020” (Đề án 89) đặt ra 4 mục tiêu gồm: Xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục (PCGD); học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn; học tập hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.

Sau 8 năm thực hiện, các mục tiêu đặt ra cơ bản đáp ứng yêu cầu, trong đó, công tác XMC và PCGD được củng cố vững chắc. Hiện, 100% tỉnh, thành phố trong cả nước đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2; 33,3% (21/63) tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; 100% tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1; 27,93% tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 và 4,76% tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tăng cường; mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) tiếp tục được củng cố, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Đến hết năm 2020, cả nước có 17.459 cơ sở GDTX, trong đó có 71 trung tâm GDTX cấp tỉnh; 619 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX cấp huyện, 10.469 trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), 5.642 trung tâm ngoại ngữ - tin học, 658 cơ sở, trung tâm thực hiện giáo dục kỹ năng sống. Số lượt người tham gia các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, các lớp phổ cập ngoại ngữ, tin học ứng dụng, giáo dục kỹ năng sống, nghề ngắn hạn tại các TTHTCĐ tăng hàng năm...

Tham luận tại hội nghị, đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đã chia sẻ về một số kết quả, bài học kinh nghiệm, hiệu quả trong việc thực hiện đề án tại tỉnh Hòa Bình. Theo đó, thực hiện Đề án 281 "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, toàn tỉnh có 78,5% hộ được công nhận gia đình học tập (vượt chỉ tiêu 8,5%); 61,5% dòng họ được công nhận dòng họ học tập (vượt chỉ tiêu 11,5%); 88,7% cộng đồng thôn được công nhận cộng đồng học tập (vượt chỉ tiêu 28,7%); 86,4% đơn vị được công nhận đơn vị học tập. Phong trào "Tiếng trống khuyến học” tiếp tục được duy trì, với 99% xã, 82% thôn, bản, tổ dân phố tham gia thực hiện. 

Theo đồng chí Quách Thế Tản, năm 2021, công tác khuyến học của tỉnh tập trung vào việc chuẩn bị và tiến hành tổ chức đại hội đại biểu Hội Khuyến học các cấp; xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030”. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp đã ký kết, đẩy mạnh các hoạt động gây Quỹ Khuyến học…

Trên cơ sở kết quả đạt được, đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đề nghị Chính phủ sớm ban hành Luật học tập suốt đời và cần có quy định về loại hình hoạt động của Trung tâm HTCĐ.  Xã hội học tập là một xã hội trong đó mỗi cá nhân đều được học và có trách nhiệm phải học tập thường xuyên học suốt đời để trở thành người công dân tốt, có nghề, lao động có năng suất và hiệu quả cao. Nhà nước, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ai cũng được học tập suốt đời...

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Xây dựng XHHT không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục, của một tổ chức, cá nhân, mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội, trong đó ngành Giáo dục đóng vai trò nòng cốt, quan trọng.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị cần xác định rõ vai trò của các nhân tố, các bên liên quan đến việc xây dựng XHHT; mỗi người dân cần nhận thức đúng đắn nhu cầu học tập để tự phát triển bản thân. Các cơ sở giáo dục ở các loại hình phải đóng vai trò then chốt trong xây dựng XHHT. Cùng với đó, tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong trong việc tham gia đào tạo, đào tạo lại, đào tạo tiếp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai rà soát, đánh giá lại việc hoạt động của các mô hình học tập, đặc biệt là mô hình trung tâm GDTX, TTHTCĐ để có giải pháp củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình. Đồng thời, lựa chọn, ưu tiên thực hiện tốt các phần việc như XMC, phát triển hệ thống đào tạo từ xa, tăng cường hoạt động khuyến học - khuyến tài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền định hướng xã hội về học tập…, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng XHHT.


Dương Liễu


Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục