Năm học đã đi qua hơn 1 học kỳ nhưng ngày 10.2, lần đầu tiên học sinh lớp 1 ở các huyện, thị ngoại thành Hà Nội mới được đặt chân đến trường.


Đặc biệt hơn với học sinh lớp 1

Theo quyết định của UBND TP.Hà Nội, từ ngày 10.2, học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường. Điều này có ý nghĩa với tất cả học sinh sau 9 tháng ở nhà học trực tuyến nhưng với học sinh lớp 1 thì càng trở nên đặc biệt hơn khi các em chưa hề biết việc học trực tiếp ở trường tiểu học sẽ như thế nào dù nhiều em đã đọc thông, viết thạo.


Học sinh lớp 1 ở Hà Nội phải học trực tuyến từ đầu năm học đến nay

Chị Phương Hằng, có con học lớp 1 Trường Tiểu học Thanh Liệt (H.Thanh Trì), cho hay con chưa được tiêm vắc xin nên việc đi học trực tiếp khiến bố mẹ và người thân không tránh khỏi chút bất an. "Tuy nhiên, chứng kiến con phải học trực tuyến rất khó khăn, vất vả cho cả cô cả trò hơn 1 học kỳ qua thì đi học vẫn là việc tốt hơn cả”, chị Hằng nói.

Nhiều phụ huynh cũng cùng tâm trạng này nhưng cho biết, chỉ người lớn lo còn con trẻ thì rất háo hức muốn đến trường gặp cô giáo, bạn bè, được chạy nhảy trong sân trường, thay vì chỉ nhìn qua màn hình máy tính…

Anh Giang, có con học lớp 1 Trường Tiểu học Hồng Hà (H.Đan Phượng), chia sẻ do trường ở ngay cạnh nhà nên thỉnh thoảng gia đình phải đưa cháu đến cổng trường cho cháu ngắm trường, ngắm lớp. Hôm nào bác bảo vệ mở cửa thì cháu được chạy vào sân trường chơi một lúc để biết trường mình thế nào. "Từ 10.2, cháu được đến trường hàng ngày rồi nên vui lắm, thỉnh thoảng lại mặc đồng phục, đeo cặp sách ngắm nghía trước gương", anh Giang kể.

Nắm bắt tâm lý ấy, các trường ở 18 huyện, thị đã cố gắng chuẩn bị các công tác phòng dịch, trang trí trường lớp để tạo sự hứng khởi nhất cho học sinh và sự yên tâm của phụ huynh khi gửi con đến trường.

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, đến chiều 9.2, công tác chuẩn bị, diễn tập đón học sinh trở lại trường với các tình huống phát sinh do dịch bệnh ở các cơ sở giáo dục đã hoàn tất, sẵn sàng đón học sinh trở lại vào sáng 10.2.

Bà Dương Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Phú (H.Chương Mỹ), cho biết nhà trường cũng đã triển khai kế hoạch, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm họp với cha mẹ học sinh để phổ biến các quy định phòng, chống dịch và một số yêu cầu đối với phụ huynh và học sinh. Các giáo viên chủ nhiệm cũng thông tin tới phụ huynh về những việc nhà trường đã triển khai để phụ huynh thêm yên tâm khi đưa con tới trường.

"Các phòng học được trang trí đẹp, tạo không khí ấm áp khi học sinh trở lại trường, nhất là với học sinh lớp 1 lần đầu đi học", bà Tâm nói.

Chỉ học 1 buổi, chưa tổ chức bán trú

Theo văn bản của Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo về việc cho học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học từ ngày 10.2, "chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến; học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 không đến trường mà ở nhà học trực tuyến”.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng điều này sẽ rất khó khăn cho các gia đình trong việc chăm sóc, đưa đón các con, nhất là những học sinh học trường tư, trường học ở xa nơi trường đóng.

Liên quan đến vấn đề này, trong công điện gửi giám đốc các sở GD-ĐT ngày 8.2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu: "Căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT tham mưu chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức dạy học trực tiếp tại địa phương thống nhất, đầy đủ tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm sóc học sinh".

Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục