(HBĐT) - Thiếu giáo viên ở các cấp học, hiện có 50 giáo viên phải dạy liên trường - đó là thực tế đang diễn ra ở huyện vùng cao Mai Châu. Thực trạng này đòi hỏi các đơn vị, trường học linh hoạt đưa ra những giải pháp khắc phục, giúp chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) từng bước ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.


Do phải dạy tăng cường, chỉ thứ Sáu hằng tuần, cô giáo Lại Thị Minh Huệ, trường THCS thị trấn Mai Châu (Mai Châu) mới được giảng dạy ở trường chính nơi mình công tác. 

Là giáo viên môn Sinh học của trường THCS thị trấn Mai Châu, nhưng từ thứ Hai đến thứ Năm hằng tuần, cô Lại Thị Minh Huệ lại vượt quãng đường 30 km để dạy tăng cường tại trường PT DTNT TH&THCS Noong Luông, xã Thành Sơn. Chỉ duy nhất thứ Sáu, cô được giảng dạy tại trường chính. Cô Huệ chia sẻ: Dạy ghép có thuận lợi là giáo viên được tiếp xúc với nhiều học sinh, giúp chúng tôi thêm kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên, đối với giáo viên dạy ghép như tôi, việc di chuyển giữa hai trường khá vất vả. Bên cạnh đó, việc soạn nhiều giáo án cho các khối lớp, phù hợp năng lực học sinh cũng tạo nên những áp lực. 

Trao đổi với thầy Lê Thanh Trọng, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Mai Châu được biết, nhà trường đang thiếu giáo viên và có 6 giáo viên trường khác đến dạy ghép ở các bộ môn: Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Âm nhạc, Thể dục, Tin học. Đồng thời có 2 giáo viên của trường phải tăng cường giảng dạy ghép ở các trường học khác trên địa bàn. 

Hiện nay, toàn huyện Mai Châu có 50 giáo viên thực hiện giảng dạy liên trường. Dù đã cố gắng sắp xếp giáo viên dạy ghép ở các trường liền kề hoặc gần nhau, nhưng thực tế do lượng giáo viên thiếu ở các bộ môn không đồng đều, nên vẫn có trường hợp thầy cô phải di chuyển xa hàng chục km. Chưa kể đến việc dạy liên trường, nhiều giáo viên phải dạy tối đa, thậm chí vượt quá số tiết quy định; việc khớp nối, sắp xếp giữa 2 trường với nhau đôi khi chưa thực sự hài hoà, việc thay đổi của trường này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của trường kia. "Chúng tôi rất tâm tư và hết sức chia sẻ với những đồng nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ dạy ghép”- đồng chí Vũ Đức Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết. 

Với cách làm nói trên, hiện nay, ngành giáo dục huyện Mai Châu cơ bản sắp xếp đảm bảo nhu cầu dạy và học ở các nhà trường. Tuy nhiên phải khẳng định, đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt. Cũng theo đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT, huyện mong muốn sớm được bố trí đủ giáo viên theo biên chế, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, nhất là giảm bớt áp lực, gánh nặng, vất vả cho các thầy, cô giáo. 

Hiện, toàn huyện thiếu trên 60 giáo viên ở các cấp học, trong đó nhiều nhất là giáo viên tiểu học với 26 biên chế. Mới đây, UBND huyện đã ban hành kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp GD&ĐT năm 2022 với 66 chỉ tiêu. Đồng chí Hà Thị Hân, Phó trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết: Thông tin tuyển dụng được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử huyện, Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh. Chúng tôi đã nhận được nhiều hồ sơ đăng ký dự tuyển vượt chuẩn yêu cầu về trình độ. Đó là cơ sở để có niềm tin rằng, việc thiếu giáo viên sẽ sớm được giải quyết và nguồn giáo viên được bổ sung có chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục.

 
Hải Yến


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục