(HBĐT) - Hiện nay, ngành GD&ĐT đang tích cực triển khai các chương trình, giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường. Nỗ lực đáng ghi nhận đầu tiên là ngành chú trọng huy động nguồn lực đầu tư trang thiết bị và hỗ trợ hoạt động thư viện trong nhà trường. Riêng năm học 2021 - 2022, ngành huy động trên 2,6 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động thư viện thân thiện. 



Thư viện trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) có nhiều loại sách, báo, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong giáo viên, học sinh.

Trong đó, dự án Room To Read hỗ trợ khoảng 1 tỷ đồng, các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ khoảng 110 triệu đồng để trao tặng 7 thư viện; còn lại, nguồn huy động từ cộng đồng, cha mẹ học sinh và đội ngũ giáo viên đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Với nguồn lực huy động được, ngành đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thư viện trường học nhằm từng bước củng cố, thúc đẩy văn hóa đọc trong học đường.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT, hiện nay, trên 70% thư viện trong toàn ngành đã được bố trí cơ sở vật chất tối thiểu 2 phòng với đầy đủ chỗ ngồi cho giáo viên, học sinh; có đủ các loại sách, biểu bảng, tủ phích mục lục. Trên 80% thư viện được đầu tư phần mềm quản lý thư viện. Trên 90% thư viện được đầu tư máy tính kết nối mạng. Trên 80% thư viện có diện tích đảm bảo phục vụ dạy các tiết đọc thư viện cấp tiểu học. Trên 85% đơn vị có thư viện góc lớp. Đến nay, toàn tỉnh có 218/294 thư viện đạt danh hiệu thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc (chiếm 74,15%); trong đó, có 76 thư viện đạt chuẩn, 48 thư viện tiên tiến, 98 thư viện xuất sắc. Tính đến cuối năm học 2021 - 2022, hệ thống thư viện trường học trong toàn ngành GD&ĐT tỉnh có 2,5 triệu đầu sách, với khoảng 1,2 triệu bản báo, tạp chí; trên 150 nghìn bản sách giáo khoa; trên 610 nghìn bản sách tham khảo; trên 320 nghìn bản sách nghiệp vụ; trên 730 nghìn bản truyện...

Để chuẩn bị năm học 2022 - 2023, các nhà trường đã tích cực bổ sung sách, báo, tạp chí, tài liệu cho thư viện, cố gắng đảm bảo về số lượng và chất lượng phù hợp với từng cấp học, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Cùng với đó, ngành GD&ĐT tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng phòng thư viện, thiết lập phòng đọc; tổ chức tập huấn hỗ trợ các nhà trường nhân rộng mô hình Room To Read; chú trọng huy động nguồn lực nhằm tăng cường đầu sách cho thư viện; gắn kết hoạt động thư viện với các hoạt động giáo dục trong nhà trường, như các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, các hoạt động theo chủ đề trong năm học, hoạt động trải nghiệm cho học sinh, thay đổi hình thức hoạt động của thư viện để phong phú và hấp dẫn hơn…

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của công tác thư viện trong trường học tiếp tục được nâng lên, thể hiện qua sự quan tâm đầu tư và tích cực triển khai hoạt động thư viện của các đơn vị, trường học. Về phía Sở GD&ĐT luôn chú trọng chỉ đạo, điều hành triển khai công tác thư viện. Trước hết, đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện. Sau đó, chỉ đạo toàn ngành tổ chức có hiệu quả nhiều hoạt động hưởng ứng, lan tỏa văn hóa đọc trong học đường. Kết quả là chất lượng, hiệu quả công tác thư viện từng bước được nâng lên; 100% phòng GD&ĐT các huyện, thành phố bám sát các văn bản chỉ đạo và chú trọng nâng cao hiệu quả công tác thư viện trong nhà trường. 

Theo Sở GD&ĐT, nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai với cùng mục tiêu là thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trưởng. Điển hình như: Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam; tổ chức tập huấn cho 100% lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác thư viện trường học của phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, 100% lãnh đạo, giáo viên, nhân viên phụ trách công tác thư viện tại các nhà trường; tổ chức tập huấn công tác thư viện cho các đơn vị, nhà trường; phối hợp với Sở VH-TT&DL trong công tác xây dựng thư viện và phát triển văn hóa đọc tại các nhà trường; phát động tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc; phát thẻ đọc miễn phí cho học sinh tại Thư viện tỉnh; phối hợp triển khai các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền về sách và các chương trình thư viện lưu động… 

Đến nay, 100% nhà trường đã tổ chức tốt Ngày hội đọc sách gia đình. Năm học vừa qua, có 223/223 trường triển khai Tiết đọc thư viện; 85 trường thực hiện theo mô hình Room To Read, đạt 38% (tăng 23% so với năm học 2020 - 2021). Toàn ngành đã tổ chức gần 600 buổi tuyên truyền giới thiệu sách, trên 200 đợt trưng bày sách, trên 65 nghìn tiết đọc tại thư viện đối với cấp tiểu học. Qua đó thu hút trên 85% cán bộ, giáo viên và trên 75% học sinh thường xuyên đến thư viện; trên 200 nghìn lượt cán bộ, giáo viên, học sinh mượn sách… Với nỗ lực tự thân cùng sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị, trường học đã triển khai khá hiệu quả hoạt động thư viện trường học, góp phần phát triển văn hóa đọc trong học đường. Kết quả này tạo thêm động lực giúp ngành GD&ĐT đẩy nhanh tiến độ xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 
        
Khánh An

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục