Ngày 27/12, đại diện nhiều trường đại học, trường THPT tại phía Bắc đã tham dự hội thảo về "Kỳ thi đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023" tại Đại học Bách khoa Hà Nội.


PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thành Duy. 

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa cho hay, kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 sẽ có những điều chỉnh hướng tới nhiều lợi ích của thí sinh.

Bài thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học (gồm: Toán + đọc hiểu + khoa học tự nhiên + tiếng Anh) thành nội dung đánh giá tư duy (gồm: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề) để phù hợp với chương trình giáo dục THPT mới.

Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 dự kiến sẽ tổ chức 3 đợt: Đợt 1 tổ chức vào tháng 5/2023 tại Hà Nội, đợt 2 vào tháng 6/2023 tại Hà Nội và đợt 3 tổ chức vào tháng 7/2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Tháng 8/2022, Đại học Bách khoa Hà Nội cung cấp dữ liệu về điểm bài thi để phục vụ xét tuyển đại học.
Cấu trúc và nội dung bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, từ 270 phút xuống còn 150 phút.

Trong những điểm mới này đáng chú ý, từ năm 2023, hình thức thi đánh giá tư duy chuyển hoàn toàn sang thi trắc nghiệm trên máy tính, trong thời gian 1 buổi thay vì làm trên giấy như trước đây.  

Nội dung thi gồm 3 phần: Tư duy Toán học, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại Trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học.

Nội dung phần thi gồm kiến thức về: số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất. Phần thi tư duy đọc hiểu diễn ra theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: văn bản khoa học, văn bản văn học, văn bản báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.

Phần thi tư duy khoa học, giải quyết vấn đề gồm các câu hỏi trắc nghiệm, với thời gian 60 phút, nhằm đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.

Kỳ thi đánh giá tư duy từ năm 2023 mở rộng các ngành tuyển sinh đại học gồm khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược. Sau khi thi xong, thí sinh sẽ được Đại học Bách khoa Hà Nội cấp giấy chứng nhận về kết quả thi. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp. Các cơ sở giáo dục đại học sẽ quyết định cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi (xét tuyển trực tiếp, kết hợp, điều kiện…).

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cung cấp dữ liệu kết quả thi cho các cơ sở giáo dục đại học để phục vụ cho công tác xét tuyển.  

PGS. TS Nguyễn Phong Điền cho biết, tháng 1/2023, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ công bố những bộ ví dụ minh họa, tháng 2 triển khai để học sinh có thể thi thử nghiệm bộ câu hỏi. Tháng 3/2023 sẽ công bố đề thi mẫu, thí sinh có thể đăng ký thi thử vào tháng 3, tháng 4 thí sinh có thể thi thử online miễn phí.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục