(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Theo quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 9, Mục 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì đối với giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ phải đạt yêu cầu theo Khoản 5, Khoản 6, Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động cho thấy việc xác định các loại chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam  hoặc tương đương như  TESOL, TEFL, CELTA ... và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp (Ci, C2) rất khó để đánh giá, xác định được chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ vì không xác định được tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ có đảm bảo đúng quy định không".

Bộ GD&ĐT trả lời: Việc thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động, trong đó có lao động là giáo viên người nước ngoài dạy ngoại ngữ, là một lĩnh vực phải đối diện với vấn nạn chứng chỉ, văn bằng giả hoặc cần phải tra cứu đối chiếu với những tiêu chuẩn quốc tế chưa phổ cập tại Việt Nam. Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến cho địa phương đặt câu hỏi về chất lượng của tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cũng như chất lượng của nhân sự của các tổ chức.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Chính phủ (qua Bộ GD&ĐT cùng các đơn vị hữu quan) đã xây dựng hành lang pháp lý nhằm kiểm soát ngày càng chặt chẽ về chất lượng của tổ chức đào tạo/cấp chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ.

Các đơn vị thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động có thể tham chiếu thông tin đáng tin cậy từ các tiêu chuẩn chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, một số chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đã được Bộ GD&ĐT công bố tương đương tại Phụ lục tham chiếu văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tuơng đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ  Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ÐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ;  Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Một kênh tham chiếu đáng tin cậy khác, đó là Bộ GD&ÐT đã và đang tiến hành công nhận các cấp độ của chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương với các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho  Việt Nam để sử dụng trong tuyển sinh, đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Việc công nhận này chính là một khâu kiểm soát chất lượng của tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ, thông qua hồ sơ của từng đơn vị. Theo đó, các giáo viên là người nước ngoài làm việc cho các tổ chức này phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

Đặc biệt tin cậy, đối với chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ cho người nước ngoài, việc kiểm soát, đánh giá chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ được căn cứ vào kết quả kiểm định của tổ chức đó.
 
Từ căn cứ kết quả kiểm định, Bộ GD&ÐT tiếp tục cụ thể hóa bằng văn bản gửi Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị xem xét và có thể chấp nhận các chứng chỉ trên là chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp đối với giáo viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác.

Với vai trò là cơ quan của Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT, Bộ GD&ÐT đang xây dựng chương trình bồi dưỡng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài có nhu cầu làm việc ở trung tâm ngoại ngữ, trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam. Chương trình dự kiến ban hành vào cuối năm 2023.

Vì các lẽ trên, việc đánh giá, xác định chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ ngoại ngữ, cũng như tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam và giáo viên là người nước ngoài tham gia vào các tổ chức này, là có căn cứ, đảm bảo chặt chẽ, được kiểm soát bằng kết quả kiểm định quốc tế và văn bản quy định của Việt Nam. Tới đây, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, có chế tài kiểm soát chặt chẽ, khách quan và đảm bảo chất lượng hơn nữa.

H.L (TH)

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục