(HBĐT) - Bước vào năm học mới, câu chuyện đóng góp các khoản thu trong trường học luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Trong khi học sinh háo hức đến trường thì phụ huynh lại bộn bề bao mối lo tiền sách vở, học phí, đồng phục và đóng góp các loại quỹ...



Học sinh lớp 1 trường TH&THCS Vĩnh Tiến (Kim Bôi) hân hoan đón chào năm học mới. Ảnh: T.L.

Theo tìm hiểu, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những quy định rất rõ về các khoản thu trong nhà trường, tuy nhiên hiện tượng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi dịp đầu năm học mới. Không ít phụ huynh bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với những khoản thu tự nguyện đầu năm. Theo chị Nhung, chủ một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình) hiện có 3 con theo học tại các trường trên địa bàn cho biết, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện giảng dạy, học tập, đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết khi ngân sách của tỉnh còn hạn chế. Tuy nhiên, việc quy định các khoản thu ngoài học phí nhằm bổ trợ giáo dục cần được thống nhất, không để xảy ra tình trạng lạm thu.

Trao đổi về vấn đề này, nhiều thầy, cô giáo cũng cho rằng, ở một số trường cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa đã làm gia tăng gánh nặng cho phụ huynh. Bước vào năm học mới, trên các diễn đàn, mạng xã hội, phụ huynh còn nhiều băn khoăn về những khoản đóng góp gắn mác "tự nguyện” trong một số nhà trường.

Để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các khoản thu ngay từ đầu năm học, theo đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc   Sở GD&ĐT, vừa qua, sở đã ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính năm học 2023 - 2024.

Theo đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Không được thu bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh của nhà trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học; sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

Đối với công tác quản lý thu, chi của nhà trường, Sở GD&ĐT yêu cầu, khi thu tiền của người học, các cơ sở giáo dục phải thực hiện trả chứng từ kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Không giao nhiệm vụ cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền.

Đối với các khoản thu từ nguồn tài trợ, phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT, ngày 3/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Việc xã hội hóa nhằm mục đích cải thiện chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, cũng như huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục luôn là điều kiện cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, các trường cần có những hướng dẫn cụ thể và có trách nhiệm về các khoản thu đảm bảo đúng theo quy định. Việc chống lạm thu trong trường học cần được đặc biệt quan tâm và bắt đầu từ lãnh đạo mỗi nhà trường.

Trên tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên học tập trong môi trường tốt nhất cần thường xuyên quan tâm, động viên, chăm lo đời sống của đội ngũ giáo viên, đảm bảo giữ gìn và phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo” nhằm không ngừng thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.


Hồng Trung

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục