Liên quan đến vụ việc 55 học sinh Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) tại thôn Nam Yên vẫn chưa đi học tuần qua, ngày 10/9, lãnh đạo huyện Hòa Vang đã đối thoại với phụ huynh và người dân để tìm ra phương án tốt nhất, kịp thời vận động phụ huynh đưa học sinh đến trường.


Toàn cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN

Từ năm 2018 đến nay, huyện Hòa Vang đã triển khai chính sách, dồn ghép được 30 điểm trường ở trường mầm non, tiểu học. Năm học 2023 - 2024, huyện triển khai dồn ghép các điểm trường của Trường Tiểu học Hòa Bắc, trong đó ghép điểm trường thôn Nam Yên về điểm trường chính tại thôn Phò Nam.

Nhưng có 55 phụ huynh mà con theo học tại điểm trường thôn Nam Yên đã không đồng ý và không đưa con đến điểm trường chính tại thôn Phò Nam để học. Họ mong muốn duy trì điểm trường ở thôn để con em thuận tiện đi lại học tập; việc đưa đón con em khó khăn với phụ huynh là công nhân đi sớm về muộn; mùa mưa học sinh đi học gặp nguy hiểm; ảnh hưởng đến thu nhập của người dân buôn bán gần trường…

Ông Hồ Tăng Học, Trưởng thôn, thôn Nam Yên (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) đề nghị chính quyền địa phương có chính sách đầu tư, sửa chữa lại điểm trường Nam Yên; hỗ trợ phương tiện đi lại cho các em học sinh lớp 4 - 5; tạm thời để học sinh lớp 1, 2, 3 học tại điểm trường thôn Nam Yên, để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Chính quyền xem xét hỗ trợ cho những hộ buôn bán gặp khó khăn quanh khu vực trường học.

Tại buổi đối thoại, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) Tô Văn Hùng cho hay, lãnh đạo huyện nhất quán thực hiện việc dồn ghép điểm trường theo kế hoạch, phù hợp với chủ trương, thực tiễn và điều kiện của xã Hòa Bắc. Với những đề xuất của người dân, phụ huynh thôn Nam Yên, chính quyền, nhà trường sẽ hỗ trợ, giúp đỡ và đáp ứng nguyện vọng nếu các em đi học tại điểm trường tại thôn Phò Nam về việc đưa đón, quản lý học sinh ngoài giờ học để phụ huynh yên tâm lao động; sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão… Huyện sẽ rà soát và hỗ trợ sinh kế cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn buôn bán, kinh doanh quanh điểm trường Nam Yên.

Đểm trường Nam Yên sẽ chuyển đổi công năng, phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thôn, có hướng sẽ bàn giao cho Trường mầm non Hòa Bắc tại điểm Nam Yên để mở rộng diện tích cấp học mầm non. Với những học sinh chưa được cha mẹ đồng ý cho đến trường thì nhà trường cung cấp nội dung bài học hàng ngày qua nhóm Zalo để phụ huynh tiếp cận, kèm cặp các em học tập tại nhà. Khi các em đi học bình thường thì sẽ có kế hoạch dạy phụ đạo, bổ sung kiến thức.

Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Tô Văn Hùng đưa ra 2 phương án cho phụ huynh của 55 em học sinh (gồm 10 em học lớp 4; 12 em học sinh lớp 5; 9 em học sinh lớp 1; 13 em học sinh lớp 2 và 11 em học sinh lớp 3) lựa chọn. 

Phương án thứ nhất là phụ huynh đồng ý cho các em sang học điểm Trường Tiểu học Hòa Bắc tại thôn Phò Nam. Huyện sẽ đề nghị thành phố cử đoàn công tác thẩm định điều kiện cơ sở vật chất của điểm trường thôn Nam Yên. Nếu Đoàn công tác cho rằng vẫn có thể tiếp tục học tập hay đầu tư xây dựng tại điểm trường thì huyện sẽ đưa vào kế hoạch triển khai. Nếu Đoàn công tác khẳng định không tiếp tục duy trì điểm trường mà vận động người dân đưa học sinh sang điểm trường chính thì huyện sẽ thực hiện.

Với phương án 2: Các em học sinh lớp 1, 2, 3 tiếp tục ở lại học ở điểm trưởng cũ thêm một học kỳ. Còn lớp 4, lớp 5 sang điểm trường chính để học. Nếu thực hiện theo phương án này, huyện sẽ tổ chức 2 lớp ghép (lớp ghép học sinh lớp 1 - 2 và lớp 3). Tuy còn khó khăn về giáo viên, nhưng nhà trường sẽ cố gắng duy trì cho hết học kỳ I.

Ông Tô Văn Hùng đề nghị, sau buổi đối thoại, UBND xã Hòa Bắc lấy ý kiến của 55 phụ huynh để thống nhất phương án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đưa học sinh đi học sớm nhất.

Theo đánh giá của huyện Hòa Vang, điểm trường thôn Nam Yên thường xảy ra ngập nước vào mùa mưa. Một số phòng học đã xây dựng lâu năm đang xuống cấp. Tại đây cũng thiếu phòng học môn ngoại ngữ, tin học và các bộ môn khác, không có bếp ăn nên phải vận chuyển thực phẩm nấu chín từ điểm Phò Nam sang nên có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm...

Điểm trường chính tại thôn Phò Nam được đầu tư xây dựng giai đoạn 2 với tổng mức gần 19 tỷ đồng, hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất, di dời cơ sở lẻ về cơ sở chính, đảm bảo thuận tiện trong quản lý, tổ chức dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục. Qua 2 giai đoạn đầu tư, đến nay điểm trường chính có 10 phòng học, 1 tiền sảnh để hoạt động đa năng, có khu vệ sinh, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác dạy - học tại trường.

Việc đầu tư tại điểm trường chính Phò Nam phù hợp với quy hoạch phát triển chung của xã Hòa Bắc. Đây là khu vực trung tâm của xã, đường giao thông thuận lợi, đảm bảo thuận lợi cho việc học tập của học sinh các thôn trên địa bàn xã Hòa Bắc.

Khoảng cách từ điểm trường Nam Yên sang điểm Phò Nam là 1,7 km; còn quãng đường xa nhất đến điểm chính Trường Tiểu học Hòa Bắc xa nhất là 3 km, nên cũng không quá khó khăn khi phụ huynh đưa, đón con em; không vi phạm quy định về khoảng cách các điểm trường theo Điều lệ Trường tiểu học.

Nếu để các em học sinh tiếp tục học tại điểm trường thôn Nam Yên sẽ không đảm bảo về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của địa phương cũng như việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, việc dồn ghép điểm trường thôn Nam Yên về thôn Phò Nam là phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho các các em học sinh.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục