Liên quan đến đoạn video về một giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực với học sinh, chiều 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đơn vị đã nhận được báo cáo về sự việc của Trường Trung học Phổ thông Phan Huy Chú - Thạch Thất (huyện Thạch Thất).


Một clip được quay lại trong lớp học với tựa đề: "Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”. Ảnh chụp màn hình

Theo báo cáo: Vào 11 giờ 50 phút ngày 29/9, Ban giám hiệu nhà trường nhận được thông tin qua đoạn video, trong đó có hình ảnh một giáo viên có hành vi, lời nói thiếu chuẩn mực. Qua điều tra, nhà trường xác định giáo viên trong đoạn video là N.C.T (sinh năm 1979), là giáo viên môn tiếng Anh. Thời điểm đoạn video được quay vào tiết 3 ngày 29/9 tại lớp 10A9. Học sinh trong đoạn video là N.Đ.T.K, học sinh lớp 10A9. Học sinh quay video là P.K.A, cùng học lớp 10A9.

Ngay sau khi nắm bắt thông tin, nhà trường đã gọi cho thầy N.C.T và cô giáo chủ nhiệm lớp 10A9 để xác định lại sự việc và yêu cầu thầy N.C.T viết bản tường trình sự việc.

Nhà trường đã hội ý nhanh giữa Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn để thông báo sự việc; quyết định tạm thời đình chỉ công tác của thầy N.C.T từ ngày 2/10  đồng thời giao giáo viên chủ nhiệm mời học sinh viết bản tường trình.

20 giờ 30 phút ngày 1/10, nhận được sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất, Ban giám hiệu nhà trường đã mời thầy N.C.T, phụ huynh, 2 học sinh liên quan đến sự việc có mặt tại trường để làm việc với Công an huyện Thạch Thất.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip được quay lại trong lớp học với tựa đề "Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”. Trong đoạn clip, thầy giáo đứng trên bục giảng, chỉ tay vào mặt và mắng một học sinh nam với nhiều từ ngữ không chuẩn mực, xưng "mày - tao" với học sinh.

* Ngày 2/10, ông Nguyễn Chơn Ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Hồng Đức (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) xác nhận, nhà trường đang làm rõ vụ việc một học sinh bị bạn học dùng guốc đánh vào đầu gây thương tích.

Thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ 30 phút ngày 2/10, vào giờ ra chơi, giữa em H.M.L và em H.T.M.T (cùng là nữ, học sinh lớp 10 C1) có xích mích dẫn đến đánh nhau,...  Sau đó, em T được giáo viên đưa xuống phòng y tế sơ cứu, rồi đưa đi cấp cứu. Tại phòng khám, em T được khâu 4 mũi ở đầu; đang chờ kết quả X-Quang để kiểm tra vết thương.

Theo ông Nguyễn Chơn Ủy, ngay khi sự việc xảy ra, nhà trường đã trao đổi nguyên nhân và yêu cầu học sinh đánh bạn viết bản tường trình. Khi em T đi học lại, nhà trường sẽ làm rõ lý do diễn ra vụ việc để xử lý theo quy định. "Hiện, phụ huynh của các học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm đã gặp gỡ để trao đổi, nắm bắt thêm các thông tin liên quan. Nhà trường cũng đã báo cáo đầy đủ sự việc lên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk. Thời gian tới, trường sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh về bạo lực học đường; phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh…", Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Hồng Đức thông tin.
 
Trước đó, chiều 24/9, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video về việc một nam sinh đang ngồi ở hành lang lớp học, bất ngờ bị ba bạn nam lao vào đánh. Sau khi thầy cô có mặt, nhóm học sinh mới giải tán.  Đoạn video ghi sự việc xảy ra tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Công Trứ (huyện Krông Pắc). Nhà trường đã mời các học sinh lên viết bản tường trình; đồng thời, mời phụ huynh, học sinh và giáo viên chủ nhiệm lên làm việc. Tại buổi làm việc, ba em đã nhận ra sai phạm và xin lỗi bạn. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Công Trứ đã tiến hành họp Hội đồng kỷ luật theo quy định.
 
Việc các vụ bạo lực học đường xảy ra và được lan truyền trên mạng xã hội  là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi ngành giáo dục, gia đình, xã hội cần có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục