Nghị quyết 29-NQ/TW yêu cầu ngân sách cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên thực tế triển khai chưa đạt được điều này.


Đây là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4.11.2013) của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT sáng 14/12/2023.


Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trình bày dự thảo Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết 29.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, một trong những thành tựu nổi bật mà ngành GD-ĐT đạt được trong 10 năm qua là hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức GD-ĐT; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng nêu vấn đề: Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chưa bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước, theo yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW. 

Nhìn vào bảng tỷ lệ % chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo có thể thấy, mức chi cao nhất là 19,1% năm 2019. Các năm còn lại dao động từ 15,7% đến hơn 18%.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD-ĐT, nhất là trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp, chưa có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả chưa cao. Chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục".


Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo từ 2013-2023. Nguồn Bộ GD&ĐT.

Theo ông Phúc, việc thể chế hóa Nghị quyết 29 còn chậm, thiếu tính đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan với các chính sách mới về GD-ĐT; thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên cho GD-ĐT, chưa thể hiện được quan điểm GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GD-ĐT còn hạn chế; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa được tham gia nhiều trong việc thẩm định, phân bổ kinh phí và tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm viên chức quản lý trong lĩnh vực GD-ĐT; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở GD-ĐT còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Phúc mong muốn, Ban Cán sự Đảng Bộ GD-ĐT đề xuất Bộ Chính trị ban hành kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết này.

Trong đó tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra trong nghị quyết, đặc biệt là thực hiện đúng quan điểm coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Đảm bảo ngân sách nhà nước chi cho GD-ĐT tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục. Tập trung đầu tư cho giáo dục đại học để tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đạt tỷ trọng trên GDP bằng mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục