Nằm trong "vùng trũng" giáo dục của cả nước, tỉnh Cà Mau chịu nhiều khó khăn do hệ thống sông ngòi chằng chịt, đan xen, chia cắt các xóm ấp. Hạn chế về đi lại khiến cho nỗi lo ngăn sông, cách chợ, trễ đò cứ thường trực trong mỗi học sinh nơi đây. Tuy nhiên, sau nhiều năm trăn trở tìm hướng đi thích hợp cho sự nghiệp "trồng người", ngành giáo dục Ðất Mũi đang từng ngày "bứt tốp".

Gian nan sự nghiệp "trồng người"


Tám hệ thống sông ngòi chính đan xen dài gần 400 km và hàng nghìn km kênh rạch đã tạo nên hệ thống giao thông đường thủy với ghe, xuồng tấp nập ngược xuôi ở bán đảo Cà Mau, vùng đất nơi điểm cuối cùng của Tổ quốc. Theo chiếc xuồng rẽ sóng, chúng tôi đến Trường THCS Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển). Ngôi trường nơi cực nam Tổ quốc nằm giữa rừng tràm, rừng đước thi thoảng lại văng vẳng tiếng xuồng gắn máy đuôi tôm trên sông vọng lại. Hiệu trưởng Trường THCS Ðất Mũi Nguyễn Ngọc Tới cho biết: Ði đò như là cơm bữa trong sinh hoạt và đi lại của người dân cũng như học sinh nơi đây. Gần 30% số học sinh trong trường phải đi học bằng đò, có khi đi xa 10-15 km lênh đênh trên sông nước. Theo đó, cuộc sống nhiều khó khăn cho nên duy trì được việc học là cả một sự nỗ lực lớn. Nhìn các em hằng ngày đến lớp mà nỗi lo lắng luôn thuờng trực trong lòng những thầy giáo, cô giáo trước thực tế một ngày nào đó trong số học sinh kia sẽ có em phải nghỉ học giữa chừng. Chúng tôi gặp em Phan Thị Thanh Nhi, học sinh lớp bảy, hằng ngày thường xuyên đi học bằng đò. Em tâm sự: Nhà chỉ có hai anh em nhưng bố mẹ làm nghề biển cho nên anh trai của Nhi đã nghỉ học theo bố mẹ đi đánh bắt từ lâu. Con đường tới trường của em trước nay đều phải tự mình lo liệu.


Nhà giáo Nhân dân, TS Thái Văn Long, Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) Cà Mau cho biết: Ðời sống kinh tế nhân dân còn khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thấp kém, nhất là hệ thống giao thông đường bộ phát triển chậm. Dân cư sống phân tán trong vùng nông thôn với trung bình khoảng gần 31 nghìn học sinh phải đi học bằng đò. Một cuộc khảo sát mới đây của tỉnh Cà Mau cho thấy: Trong những nguyên nhân làm cho học sinh bỏ học thì nguyên nhân gia đình không có tiền đò cho con em hằng ngày đến lớp chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 30% tổng số học sinh bỏ học). Trong khi đó, cơ sở vật chất nhà trường của nhiều địa phương trong tỉnh thiếu thốn và lạc hậu (thiếu đất, trường lớp, hoặc có trường lớp nhưng thiếu phòng học bộ môn, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch...). Ðến hết năm học 2008-2009, con số 3.378 phòng học bán kiên cố, 104 phòng học tạm và 26 xã chỉ có lớp học mầm non, chưa có trường mầm non đang là nỗi lo thường trực của những người làm giáo dục nơi đây. Ngay cả tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học còn kéo dài nhiều năm. Cả tỉnh còn thiếu hơn 400 giáo viên, nhất là giáo viên bậc học mầm non. Ðây là bài toán không dễ có lời giải cho giáo dục vùng sông nước Cà Mau.


Ðồng sức, đồng lòng


Những khó khăn cố hữu luôn đeo đẳng khiến cho giáo dục sông nước Cà Mau vẫn thuộc "vùng trũng". Nhiều giải pháp, nhiều cách làm hay không chỉ của ngành giáo dục mà của cả người dân được đưa ra đang từng ngày mang lại bước chuyển mình cho GD và ÐT Ðất Mũi. Xác định được nguyên nhân học sinh bỏ học nhiều do không có tiền đò tới trường, cuối năm học 2008-2009, chủ trương hỗ trợ tiền đò học sinh của Tỉnh ủy Cà Mau được đưa ra và sớm được hiện thực hóa bằng phương án hỗ trợ tiền đò của UBND tỉnh cho học sinh là: con đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; con thương binh, liệt sĩ, khuyết tật và bị nhiễm chất độc hóa học mỗi tháng 150 nghìn đồng/học sinh. Chủ trương đúng đắn đó "đánh thức" tinh thần hiếu học, tạo "luồng gió mới" cho toàn thể cộng đồng chăm lo sự nghiệp GD và ÐT. Hàng chục doanh nghiệp và người dân trong và ngoài tỉnh đồng loạt hưởng ứng. Trong năm học 2009 - 2010, số tiền ủng hộ học sinh đi đò trong tỉnh lên hơn 21 tỷ đồng với hàng chục nghìn học sinh được hỗ trợ. Từ "cú huých" của tỉnh, nhiều địa phương của Cà Mau năng động, sáng tạo đưa ra nhiều giải pháp giúp đỡ học sinh khó khăn. Ðiển hình là huyện Cái Nước nhân rộng mô hình từ hỗ trợ tiền đò sang vận động hỗ trợ xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đi học trên đường bộ. Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Hoàng Kiệt không giấu được niềm vui và thông báo, chỉ ngay sau khi huyện phát động phong trào, hơn một nghìn chiếc xe đạp được huyện huy động từ sự hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài tỉnh chuyển tận tay các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đi học xa, khiến ai nấy đều ấm lòng.


Không có những giải pháp, những cách làm tổng thể nhưng việc chung tay, góp sức đưa trẻ đến trường cũng là ý thức tự giác của mỗi người dân nơi đây. Trong bốn năm qua, các tổ chức, cá nhân ở Cà Mau đã hiến gần 110 nghìn m2 đất, hơn 14 tỷ đồng cùng hơn 50 nghìn cuốn sách vở giúp học sinh nghèo đến trường... "Bật mí" bí quyết đưa học sinh bỏ học trở lại trường, bác Trần Minh Triều, phụ huynh học sinh ấp Ðất Mũi, xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển) chia sẻ: Trước đây, học sinh khá giỏi của ấp chỉ có giấy khen nhưng năm học vừa qua, Hội phụ huynh của trường đã tích cực vận động tài trợ để thưởng cho các cháu thêm mười quyển vở kèm giấy khen. Những phần thưởng nhỏ nhoi ấy tưởng chẳng thấm tháp gì nhưng lại có tác động lớn, kích thích tinh thần đến lớp, đua nhau học tập của các cháu. Thầy Nguyễn Văn Hà, giáo viên Trường THCS Ðất Mũi, quê tận Thanh Chương (Nghệ An) đến với sự nghiệp trồng người nơi đây được 11 năm. Dù còn nhiều gian khổ, thiếu thốn giữa miền sông nước nhưng tình yêu nghề đã làm "đất lạ hóa quê hương". Thầy giáo Hà đã coi vùng Ðất Mũi như quê hương thứ hai của mình. Ngoài giờ lên lớp, thầy còn dành thời gian chia sẻ với học sinh những băn khoăn, những tâm tư và giúp các em vượt qua khó khăn, tích cực đến trường...


Ngoài ra, để nâng cao chất lượng GD và ÐT, Cà Mau thực hiện phối hợp các địa phương trong tỉnh sắp xếp ổn định đội ngũ, đưa số giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế và chưa đến tuổi nhưng không đủ sức khỏe đứng lớp chuyển sang làm công tác khác. Ngay sau đó, tình hình đội ngũ giáo viên có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của Cà Mau từ chỗ "cầm đèn đỏ" trong vùng nay đã vượt lên đứng thứ ba. Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2008... Những giải pháp, cách làm mới dù mang tính tổng thể hay riêng lẻ nhưng tựu trung lại, đang từng bước góp sức đưa giáo dục nơi cuối trời Tổ quốc không ngừng phát triển.


                                                                           Theo ND

Các tin khác


Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Huyện Kim Bôi: Trường mầm non chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1

Vào lớp 1 là bước ngoặt đối với trẻ nên việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho các cháu là việc làm vô cùng quan trọng. Với phương châm "hết lòng vì học sinh thân yêu”, bên cạnh đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, 28 trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Bôi chú trọng trang bị cho trẻ một số kỹ năng, tư vấn tâm lý, giúp các cháu có tâm thế tốt, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo các trường quân đội

Năm 2024, các học viện, trường sĩ quan (gọi chung là các trường) trong quân đội tiếp tục tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng. Hiện nay, công tác tuyển sinh quân sự đã và đang được các địa phương, đơn vị tích cực triển khai thực hiện.

Ngành GD&ĐT huyện Mai Châu: Trang bị kiến thức giáo dục giới tính cho học sinh

Để khắc phục lỗ hổng giáo dục giới tính cho học sinh từ 12 - 17 tuổi, huyện Mai Châu đã, đang chỉ đạo các trường học trên địa bàn triển khai bằng nhiều hình thức, giúp các em nhận thức được những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh và việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; rèn luyện về kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục