Thi tốt nghiệp năm 2009.

Thi tốt nghiệp năm 2009.

Tổ chức các kỳ thi gọn nhẹ, thiết thực, đảm bảo đánh giá đúng trình độ, năng lực người học; khắc phục những thiếu sót, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tạo tiền đề tiến tới tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Kiểm tra đánh giá theo đúng năng lực

Bộ GD-ĐT vừa tổng kết kì thi phổ thông năm 2009 và nêu phương hướng tổ chức thi năm 2010. Theo đó, các địa phương tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; phối hợp các hình thức kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định; hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc.

Bộ GD-ĐT yêu cầu, trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu đối với chương trình từng cấp học, kiên quyết không để tình trạng học sinh "ngồi sai lớp".

Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ cần tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, an toàn đảm bảo kết quả thi khách quan, công bằng, đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực người học; khắc phục những thiếu sót, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tạo tiền đề tiến tới tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Theo Bộ GD-ĐT, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi năm 2010, các địa phương cần tổ chức tổng kết và rút kinh nghiệm các kỳ thi năm 2009, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT với các giải pháp thi cụm, chấm chéo.

Bộ lưu ý, địa phương tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tổ chức thi. Dành kinh phí hợp lý để mua sắm những thiết bị hiện đại phục vụ cho các khâu của quy trình tổ chức thi từ ra đề thi đến coi thi, chấm thi và xét duyệt kết quả.

Đồng thời, cũng chú trọng việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Có kế hoạch tổ chức việc ôn tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người học, chú ý đối tượng có học lực yếu, kém và đối tượng chưa tốt nghiệp ở các kỳ thi trước.

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp, xây dựng Quy chế Kỳ thi THPT quốc gia.

"Nhiều" rút kinh nghiệm coi thi, chấm thi

Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp năm 2009, Bộ rút kinh nghiệm vẫn còn tình trạng nhiễu thông tin về đề thi trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của phụ huynh, học sinh. Một Hội đồng coi thi tại Bến Tre thiếu đề nên phải sử dụng đề thi dự phòng.

Cơ sở vật chất cho tổ chức thi ở một số địa phương còn chưa chuẩn bị tốt nên chậm khắc phục được những trường hợp bất thường xảy ra: bị mất điện, không đảm bảo ánh sáng tại Hội đồng coi thi THPT Bắc Lương Sơn, Hà Nội và Hội đồng coi thi huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; mưa lớn làm ướt giấy thi tại Hội đồng coi thi Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Bên cạnh đó, một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế nghiệp vụ, có biểu hiện thiếu sâu sát trong quá trình hướng dẫn thí sinh dự thi, để xảy ra sai sót như việc để thí sinh nhầm lẫn khi điền thông tin cá nhân vào Tờ giấy thi của giám thị buổi thi môn Ngữ văn tại Hội đồng coi thi Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Tại một số Hội đồng coi thi vẫn có thí sinh mang tài liệu trái quy định vào phòng thi; vẫn còn hiện tượng thi hộ như 1 trường hợp buổi thi môn Ngữ văn ở Hội đồng coi thi Nguyễn Hữu Cảnh, tỉnh Bình Phước; 1 trường hợp buổi thi môn Sinh học ở Hội đồng coi thi THPT thị xã Phú Thọ 2, tỉnh Phú Thọ; 2 trường hợp buổi thi môn Vật lí ở Hội đồng coi thi TT GDTX Thanh Chương và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; 1 trường hợp buổi thi môn Vật lí ở Hội đồng coi thi Lê Hồng Phong, tỉnh Bình Định; 2 trường hợp buổi thi môn Toán ở Hội đồng coi thi Lý Tự Trọng, tỉnh Quảng Nam; 1 trường hợp buổi thi môn Toán ở Hội đồng coi thi Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Đối với việc giám thị ở Hội đồng thi Marie Curie (Hải Phòng) hướng dẫn học sinh làm sai phần riêng, Bộ đã yêu cầu Sở GD-ĐT Hải Phòng kiểm điểm nghiêm túc để có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng cán bộ có sai phạm.

Đồng thời, trước việc 4 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đề nghị Bộ xem xét lại việc chấm bài thi tự luận (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp đề nghị xem xét việc chấm môn Ngữ văn; Hậu Giang đề nghị xem xét việc chấm môn Địa lí). Bộ đã chấm thẩm định theo xác suất từ 2- 5% tổng số bài thi các bộ môn tương ứng của các tỉnh Kiên Giang (do An Giang chấm), An Giang (do Vĩnh Long chấm), Đồng Tháp (do Bến Tre chấm) và Hậu Giang (do Bạc Liêu chấm) để đánh giá việc tổ chức chấm thi ở những tỉnh này.

Kết quả cho thấy, về cơ bản, quy trình chấm thi đảm bảo đúng quy chế; tuy nhiên việc vận dụng hướng dẫn chấm của giám khảo một số địa phương có phần thiếu linh hoạt, nhất là với việc chấm thi môn Ngữ văn tại các Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2009 của các tỉnh Bến Tre và An Giang.

                                                                                        Theo Vnn

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục