PGS. Văn Như Cương

PGS. Văn Như Cương

"Cần nghiên cứu lại các hình thức kỉ luật học sinh để làm sao vừa nghiêm minh, vừa hiệu quả, vừa mang tính giáo dục. Không nên để hình phạt trở thành nhàm chán, không đáng sợ…" - đó là ý kiến của PGS. Văn Như Cương về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.

 
Kịch liệt phản đối việc đuổi học

Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường ngày càng gia tăng như học trò đánh nhau, dằn mặt nhau, thầy giáo đánh học sinh, học sinh đánh thầy giáo... Theo PGS, đâu là nguyên nhân?

Căn cứ theo những vụ việc “bạo lực học đường” xảy ra hiện nay mà báo chí nêu thì thấy rằng vấn đề này đã đến mức cần được báo động. Vấn đề “bạo lực học đường” phải đặt trong bối cảnh tổng quát hơn, đó là bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung chứ không phải chỉ ở trong giới học sinh, sinh viên.

Nguyên nhân ư? Cố nhiên nguyên nhân chủ yếu là sự giáo dục, giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội... Bước vào thời kì mở cửa và hội nhập, chúng ta lập tức bị lúng túng trong việc giáo dục các phẩm chất con người, vì một số thang giá trị bị thay đổi: Làm giàu cho bản thân hay gia đình không phải là một “tội” đáng khinh rẻ, mà lại được hoan nghênh khuyến khích. Làm “tư” là đúng pháp luật chứ không phải là “chui”. Xã hội trở nên coi trọng đồng tiền đến mức có tiền mua tiên cũng được... Vì vậy một số con em gia đình có thế lực, có quyền lực hoặc có tiền trở nên coi thường tất cả… Tôi hy vọng rồi sự lúng túng đó sẽ nhanh chóng qua đi khi mọi người nhận ra những chân giá trị đạo đức con người trong bất kì thể chế nào.

Ai cũng thấy những việc làm này là không chấp nhận được và muốn nghiêm trị. Nhưng nghiêm trị trong trường liệu có làm hiện tượng này chấm dứt không thưa thầy?

Nghiêm trị thì chắc chắn hiện tượng này sẽ giảm đi nhiều nhưng thế nào là nghiêm trị thì còn phải bàn nhiều. Giả sử như trong trường học xảy ra chuyện đánh nhau giữa hai học sinh nào đó thì điều gì sẽ xảy ra? Lại theo hình thức: Giáo viên chủ nghiệm sẽ gọi hai em lên gặp mình, hỏi nguyên nhân và bắt làm bản tường trình; mời cha mẹ các em đến gặp để thông báo sự việc; sau khi nhận ra khuyết điểm, mỗi học sinh sẽ viết một bản cam kết hứa sẽ không tiếp tục vi phạm; phụ huynh viết ý kiến dưới bản cam kết của con em mình, thường là hứa sẽ dạy bảo con tốt hơn nữa; Hiệu trưởng hoặc Hội đồng kỉ luật xem xét hồ sơ và quyết định áp dụng một trong những hình thức kỉ luật như phê bình, cảnh cáo, hạ hạnh kiểm, ghi học bạ, đình chỉ học tập trong một thời gian, đuổi học…

Các nhà giáo dục kịch liệt phản đối việc đuổi học, vì như vậy nhà trường lại tống vào xã hội một con người bất hảo không được giáo dục và sẽ càng có nhiều hành vi bất hảo hơn. Nhà trường biết vậy nên hình thức đuổi học chỉ áp dụng cho những học sinh vi phạm nhiều lần… Nhưng nếu không đuổi học, thì hình như các hình thức kỉ luật khác không có hiệu quả gì nhiều về mặt giáo dục.

Viết bản cam kết ư? Khó gì đâu, có “mẫu” sẵn như xin thầy cô cho em thêm một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Phê bình, cảnh cáo ư? Chuyện vặt! Hạ hạnh kiểm, ghi học bạ ư? Chuyện nhỏ! Đình chỉ học tập một thời gian ư? Càng tốt, càng được “tự do”!. Quả vậy, theo tôi hình thức kỉ luật đối với học sinh chỉ cốt làm cho họ sợ để sau này không lặp lại khuyết điểm. Nhưng hiện nay có những học sinh không biết sợ và đối với họ kỉ luật chẳng có tác dụng gì! Tôi đã từng thấy những học sinh không sợ ai, kể cả bố mẹ. Chỉ có bố mẹ nó sợ nó, chứ nó không sợ bố mẹ. Nếu nó bị đuổi học thì bố mẹ nó phải chạy cho bằng được sang trường khác, nếu không nó dọa “tự tử” thì nguy lắm…
 
Nữ sinh "hỗn chiến" lúc tan trường. (Ảnh: Đất Việt) 

Cần nghiên cứu lại hình thức kỷ luật

Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh được nhà trường dạy rất sớm, từ lớp 3. Vậy tại sao nhiều vụ bạo lực học đường vẫn xảy ra thường xuyên và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Phải chăng cách dạy chưa hiệu quả, không đọng lại nhiều trong nhận thức và đặc biệt là trong hành vi của học sinh?

Đúng là cách dạy không hiệu quả, không thiết thực, không kết hợp học đi đôi với hành. Hiện nay, môn Giáo dục công dân là môn học rất đáng sợ, thầy cô sợ dạy và học sinh sợ học. Mà hình như đó là môn chủ yếu để rèn luyện nhân cách cho học sinh. Chúng ta đưa vào môn Giáo dục Công dân nhiều thứ không thiết thực, không giúp gì nhiều cho học sinh phấn đấu trở thành người con ngoan, người học sinh trung thực và người công dân lương thiện...

Vậy, theo PGS có giải pháp nào để hạn chế tình trạng bạo lực học đường?

Cần phải phòng chống tệ nạn “bạo lực học đường”, và như thường lệ, “phòng” phải là việc làm đầu tiên, sau đó mới là “chống”. “Phòng” là giáo dục sao cho có hiệu quả, và “chống” là thực thi kỉ luật nghiêm và có tác dụng.

Cần dạy cho học sinh những điều sơ đẳng nhất trong việc ứng xử với mọi người, với ông bà, cha mẹ, với anh chị em trong nhà,với bạn bè, người thân, với bà con láng giềng hàng xóm, với thầy cô giáo, với bạn học…. Cần dạy cho học sinh thế nào là tính trung thực, tính thật thà, biết phân biệt cái ác và cái thiện, điều tốt và điều xấu,biết làm điều tốt và không a dua với điều xấu. Đối với lứa tuổi học sinh, không nên đề cao một cách quá đáng tính dân chủ, tính tự do mà phải đưa họ vào những khuôn phép hợp lí, thể hiện ở nội quy của từng ngôi trường. Đó là nội dung chủ yếu của môn Giáo dục công dân và cũng là nội dung tích hợp trong các môn học khác, kể cả các môn khoa học tự nhiên...

Còn về “chống” thì cần nghiên cứu lại các hình thức kỉ luật học sinh, vừa nghiêm minh, vừa hiệu quả, vừa mang tính giáo dục. Không nên để hình phạt trở thành nhàm chán, không đáng sợ.

Xin cảm ơn PSG!

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục