Ngày 15/1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Lễ tuyên dương 405 các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục. Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Đây chính là những tình cảm thương yêu đối với những học sinh, sinh viên”.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết: “Từ năm 2007 đến nay các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp cho ngành giáo dục là gần 1.300 tỷ đồng; 17,856 triệu USD; 276.828 EUR và 167.127 m2 đất.
 
 Trao tặng bằng khen cho các nhà hảo  tâm đã đóng góp cho ngành giáo dục:  (Ảnh: Hiếu Nguyễn)
 
Các nhà hảo tâm đã đóng góp dưới nhiều hình thức như xây dựng quỹ khuyến học, quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo; xây dựng trường, đầu tư trang thiết bị dạy học. Đặc biệt, rất nhiều nông dân nghèo nhưng họ đã hiến đất xây trường; nhiều giáo viên nghèo thì dạy học không lấy tiền; người chở đò miễn phí cho học sinh đi học...

Điển hình là ông Phùng Thanh Hùng (Bạc Liêu) đã hiến tặng hơn 23.000 m2 đất; ông Trần Văn Thưa, nhân viên bảo vệ trường THPT Kiến Văn (Cao Lãnh, Đồng Tháp) tặng 2.802 m2 đất trị giá hàng tỷ đồng; bà Phan Lệ Thu (Đồng Tháp) hiến 2.000 m2 đất thổ cư trị giá 2 tỷ đồng để xây lớp học xóa mù chữ cho con em vùng sâu, vùng xa; bà Nguyễn Thị Tuyết (Sóc Trăng) đã 3 lần hiến đất xây trường, vận động người thân đổi đất gần trường cho mình để tiếp tục tặng trường gần 10.000 m2 đất; tại Kon Tum có 7 gia đình người dân tộc Sơ Drá tự nguyện hiến 19.500 m2 đất; ở xã Vinh Giang (Phú Lộc, Huế), 6 nông dân đã cùng đồng thuận hiến 10.000 m2 đất trồng cây công nghiệp lâu năm làm trường học…

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị dạy học: Tổ chức NEZAID của New Zealand tài trợ 32 tỷ đồng cho tỉnh Bình Định; Công ty Booyoung (Hàn Quốc) giúp 10 triệu USD trang bị bảng viết chống lóa và 10.000 đàn piano kỹ thuật số cho các trường tiểu học trên toàn quốc, Công ty cổ phần Him Lam (hơn 20 tỷ đồng); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (5 tỷ đồng); Tập đoàn Trung Thủy (500 triệu đồng)… đã giúp hàng ngàn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường mỗi ngày.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng: “Các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp liên tục đóng góp cho ngành Giáo dục trước hết vì họ đánh giá cao vai trò của giáo dục đào tạo, đồng thời là tình cảm thương yêu đối với những học sinh, sinh viên. Điều quan trọng nhất là họ đặt niềm tin, gửi gắm và giao nhiệm vụ cho ngành GD-ĐT, cho các thầy cô giáo, làm sao quản lý cho thật tốt, sử dụng thật tốt sự ủng hộ đó, đem lại hiệu quả thiết thực để ngành giáo dục nhanh chóng vươn lên ngang tầm các nước tiên tiến ở khu vực và thế giới”
 
Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ cho ngành, tùy theo sức của mình.
 
Sau khi chúc mừng những thành công của ngành giáo dục trong thời gian qua, Chủ tịch nước đề nghị: "Ngành giáo dục phải nghiêm khắc nhìn nhận những khó khăn, hạn chế yếu kếm của mình, chú ý lắng nghe và nỗ lực khắc phục những khó khăn để phát triển xứng tầm của đất nước, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân…"
 
Thay mặt ngành giáo dục và đào tạo, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn các tập thể, cá nhân đã có đóng góp cho ngành và nêu rõ: "Đây là lần thứ hai Bộ tổ chức tuyên dương, tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chưa được các cơ quan phát hiện, giới thiệu vào danh sách khen thưởng. Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị các cơ quan tiếp tục phát hiện để đưa vào danh sách khen thưởng lần sau, tổ chức vào năm 2011".

Tại buổi lễ Bộ GD-ĐT đã trao tặng bằng khen cho 194 tập thể, 153 cá nhân; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho 27 tập thể, trong đó có 7 người Việt Nam ở nước ngoài và một tổ chức ở nước ngoài.

                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục