Mục Người trong cuộc báo Báo chí ngày 19-1 đăng bài “Giáo viên sợ... tết” nói lên nỗi niềm của thầy cô giáo mỗi khi tết đến không có tiền thưởng để lo tết cho gia đình được tươm tất. Trong ba ngày qua, bài viết này đã nhận được hơn 400 ý kiến phản hồi.

Đa số ý kiến đều mong muốn có cơ chế lương, thưởng hợp lý, xứng đáng với sự cống hiến của các thầy cô.

Trao đổi với Báo chí, ông TRỊNH THĂNG MẠNH - trưởng ban chính sách xã hội Công đoàn giáo dục VN - cho biết:

- Trong phạm vi cho phép, dịp tết năm nay công đoàn ngành chỉ làm được ba điều:

1. Kêu gọi, khuyến khích các địa phương tiết kiệm chi tiêu thường xuyên để chi thưởng tết cho giáo viên, tùy theo thế mạnh của từng địa phương có thể có những giải pháp cụ thể để cải thiện thu nhập cho giáo viên trong dịp tết và giúp đỡ giáo viên khó khăn.

2. Công đoàn ngành hướng dẫn các địa phương nếu điều kiện về tài chính cho phép có thể tổ chức chi lương tháng 13 cho giáo viên theo những mức độ khác nhau.

3. Công đoàn giáo dục VN, lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ trực tiếp đi thăm, tặng quà cho một số nhà giáo khó khăn ở các vùng miền khác nhau trong thời gian từ nay đến tết.

* Vậy theo ông, việc chi lương tháng 13 cho thầy cô giáo là hoàn toàn có thể được?

- Công đoàn ngành và Bộ GD-ĐT chỉ khuyến khích và hướng dẫn các cơ sở thực hiện, căn cứ vào quy định chung về chi lương tháng 13. Nhưng việc này không thể bắt buộc các địa phương phải thực hiện, mà chỉ trông chờ vào việc tiết kiệm chi tiêu và tình hình ngân sách của các địa phương.

Trên thực tế cũng có một số địa phương tổ chức chi được lương tháng 13 cho giáo viên, nhưng những nơi không có kinh phí thì đành chịu.

* Vậy công đoàn ngành có kiến nghị và đề xuất giải pháp gì trong việc cải thiện đời sống và chăm lo cho giáo viên trong dịp tết, thưa ông?

- Mới đây có một số vấn đề liên quan đến đời sống nhà giáo đã được đưa vào nghị quyết của Quốc hội nhưng chưa thực hiện. Đó là việc bảo lưu chế độ lương, phụ cấp cho những nhà giáo được chuyển sang làm công tác quản lý và quy định về phụ cấp thâm niên cho giáo viên.

 Theo quy định được thực hiện từ năm 1993 trở về trước, giáo viên làm việc trong ngành giáo dục từ năm năm trở lên được hưởng phụ cấp 5% lương, mỗi năm được tăng lên 1%, những giáo viên thâm niên lâu có thể được hưởng 20%, giáo viên giỏi có thể được hưởng 25%.

Nhưng từ năm 1993 đến nay quy định này đã bị bãi bỏ, tới đây sẽ được khôi phục. Chúng tôi đã có kiến nghị để đẩy nhanh việc xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn nhằm sớm cải thiện đời sống giáo viên.

Ngoài ra chúng tôi có một số dự án đang trong thời kỳ nghiên cứu về việc cải thiện lương cho giáo viên THPT, giáo viên mầm non ngoài công lập (hiện 50% giáo viên mầm non thuộc các cơ sở ngoài công lập đang chịu bất cập về chế độ lương), nhưng việc này phải có lộ trình, chưa thể thực hiện ngay được.

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục